Đặc phái viên LHQ: Cộng đồng quốc tế phải tìm cách hỗ trợ tài chính cho Afghanistan
Việc Mỹ và các lực lượng quân sự khác tại Afghanistan rút lui, cùng với việc Taliban tiếp quản ngay lập tức, đã khiến cộng đồng quốc tế phải cân nhắc cách họ tiếp cận chính phủ mới. Một đặc phái viên của Liên Hợp Quốc tại Afghanistan mới đây đã cảnh báo về tình hình ngày càng xấu đi của nước này, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế tìm cách hỗ trợ tài chính.
Trong cuộc họp báo tuần này tại Liên Hợp Quốc, đại diện đặc biệt của tổ chức này tại Afghanistan Deborah Lyons, đã cảnh báo về tình hình ngày càng tồi tệ hơn ở Afghanistan. Lyons nói rằng Afghanistan đang đứng trước bờ vực của một cuộc khủng hoảng nhân đạo sẽ trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Lyons nói thêm rằng cộng đồng quốc tế phải tìm cách cung cấp hỗ trợ tài chính cho Afghanistan, đặc biệt là cho những người Afghanistan không thể rời khỏi đất nước trong các nỗ lực sơ tán.
“Bây giờ không phải là lúc để quay lưng lại với người dân Afghanistan“, Lyons nói trong cuộc họp báo.
Lyons nói trước Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc: “Bỏ rơi người dân Afghanistan bây giờ sẽ là một sai lầm lịch sử – một sai lầm đã từng mắc phải trước đây với hậu quả bi thảm”.
Lyons nói rằng “thảm họa” nhân đạo ở Afghanistan có thể tránh được vì nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng là các lệnh trừng phạt tài chính áp đặt lên nhóm nổi dậy. Lyons cam kết rằng LHQ sẽ thực hiện các bước cần thiết để tránh việc tiền rơi vào tay Taliban.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã chặn việc phát hành 45 triệu đô la ở Afghanistan trong hơn một tuần kể từ khi nhóm nổi dậy nắm quyền kiểm soát đất nước. 9 tỷ USD tiền dự trữ của Ngân hàng Trung ương Afghanistan tại Mỹ cũng bị đóng băng.
Trong một tin tức liên quan khác, sinh viên, giảng viên và nhân viên của trường âm nhạc duy nhất ở Afghanistan đã hoàn thành việc xuất cảnh khỏi đất nước kể từ thứ Năm (18/11), theo người sáng lập của tổ chức. Điều này xảy ra khi hai người cuối cùng từ Học viện Âm nhạc Quốc gia Afghanistan đã có thể khởi hành an toàn khỏi đất nước, không còn lo sợ về một cuộc đàn áp dưới bàn tay của nhóm nổi dậy. 272 người di tản của tổ chức này, trong số đó có dàn nhạc Zohra toàn nữ, sẽ tiếp tục đến Bồ Đào Nha, nơi họ đã được cấp phép tị nạn.
Đông Phương