Trung Quốc vật lộn để ngăn chặn bong bóng trên thị trường tài chính

Cuộc chiến duy trì trật tự trên thị trường tài chính của Trung Quốc ngày càng khó khăn hơn khi tiền đổ vào mọi thứ từ hàng hóa đến nhà ở và cổ phiếu.

Chỉ trong tháng 5, chính phủ tuyên bố sẽ giải quyết vấn đề đầu cơ vào kim loại, khôi phục ý tưởng về thuế tài sản, giám sát việc tăng lãi suất thế chấp ở một số thành phố, cấm khai thác tiền điện tử và coi nhẹ những lời kêu gọi của ngân hàng trung ương để tăng giá đồng nhân dân tệ. Các nhà chức trách đang hướng tập trung vào nguy cơ tài sản tăng nhiệt khi họ duy trì chính sách tiền tệ tương đối lỏng lẻo để hỗ trợ sự phục hồi kinh tế sau đại dịch. Sự can thiệp có mục tiêu có thể sẽ đè nặng lên các thị trường tài chính của Trung Quốc khi Đảng Cộng sản tìm cách tránh biến động trong thời gian từ ngày đến lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng.

Alex Wolf, trưởng bộ phận chiến lược đầu tư khu vực châu Á tại Ngân hàng tư nhân JPMorgan cho biết: “Xu hướng chính sách hiện nay là tập trung vào việc đảm bảo ổn định tài chính. Bắc Kinh sẽ muốn giải quyết rủi ro bong bóng ngay từ đầu, theo cách có mục tiêu, sử dụng những lời lẽ mạnh mẽ và những điều chỉnh nhỏ đối với chính sách. Điều đó dường như là đủ ở thời điểm hiện này”.

Thị trường trái phiếu của Trung Quốc sẽ không sớm định giá chi phí đi vay cao hơn. Lợi suất của khoản nợ chính phủ kỳ hạn 10 năm đã giảm xuống mức thấp nhất gần 9 tháng. Nhưng ở mức khoảng 3,1%, đó là mức lợi nhuận khá cho các nhà đầu tư toàn cầu và kết quả là dòng tiền đổ vào sẽ làm tăng thêm lượng lớn quỹ trong nước bị mắc kẹt bởi các biện pháp kiểm soát vốn. Cái gọi là tiền nóng đẩy giá tài sản lên cao hơn bao giờ hết.

Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã cam kết ngừng gói kích thích COVID-19 một cách từ từ và cẩn thận. Điều này đã xảy ra, thể hiện qua sự sụt giảm đáng kể trong tín dụng. Trung Quốc cũng cắt giảm hạn ngạch của năm nay đối với việc bán nợ thường được tài trợ cho cơ sở hạ tầng và giảm bớt sự thúc đẩy đầu tư vào tài sản cố định. Ngân hàng trung ương đã cung cấp thanh khoản tối thiểu cho người cho vay ngay cả khi các khoản nợ vỡ nợ tăng lên. Có vẻ như các quan chức thích thực hiện các bước ngày càng tích cực ở cấp vi mô hơn là ở cấp vĩ mô. Điều này đặc biệt đúng với thị trường hàng hóa. Hôm thứ Tư, Reuters đưa tin cơ quan quản lý ngân hàng đã yêu cầu các nhà cho vay ngừng cung cấp các sản phẩm hàng hóa tương lai cho các nhà đầu tư bán lẻ. Chuyên gia Wolf cho biết: “Khi bạn có một tài khoản vốn khép kín như ở Trung Quốc và bạn nới lỏng chính sách thông qua kênh tín dụng, thì tiền vẫn được lưu hành trong nước. Sau đó tiền sẽ đổ vào nhà ở hay cổ phiếu – nó di chuyển khắp hệ thống tài chính. Đây là một trong những hạn chế lớn nhất đối với chính sách và là lý do tại sao Trung Quốc đã nhanh chóng gỡ bỏ các biện pháp kích thích trong năm nay”.

Anh Thư