Thương mại điện tử bùng nổ hơn do COVID-19

Nỗi sợ hãi về sự lây lan không thể kiểm soát của COVID-19 đã buộc các chính phủ trên thế giới phải đóng cửa các thành phố và đóng cửa biên giới quốc gia.

Nhu cầu tiêu dùng giảm dần dẫn đến sản xuất công nghiệp gần như sụp đổ và các ngành dịch vụ đóng cửa hoàn toàn. Khi cuộc khủng hoảng gây ra những đợt sa thải hàng loạt, tỷ lệ thất nghiệp lên tới hai con số.

Khi có dấu hiệu khó khăn ban đầu, thị trường chứng khoán đã lao dốc. Các chỉ số chính như S&P500, Chỉ số Nikkei của Nhật Bản và Chỉ số Straits Times của Singapore bắt đầu giảm vào ngày 19 tháng 2 và mất khoảng 30% giá trị trong một tháng.

Khi đại dịch lan rộng, hầu hết các nền kinh tế lớn đều phải đối mặt với những cuộc suy thoái chưa từng có. Theo Triển vọng Kinh tế của OECD, thế giới đang có xu hướng giảm gần 13% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu trong nửa đầu năm 2020.

Khi tình hình toàn cầu có vẻ cực kỳ ảm đạm, các nhà quan sát tự hỏi liệu có thể xuất hiện ánh sáng cuối đường hầm hay không?

Sự hủy diệt mang tính sáng tạo

Nhà kinh tế học người Áo Joseph Schumpeter cho rằng tăng trưởng kinh tế dựa vào các doanh nhân có đầu óc táo bạo, các thể chế phát triển và công nghệ sáng tạo. Nếu không có tinh thần kinh doanh và đổi mới táo bạo, hầu như tất cả các doanh nghiệp đều thất bại.

Hơn nữa, các cuộc khủng hoảng lớn bộc lộ những người sống sót thực sự – những doanh nghiệp đủ kiên cường để vượt qua những điều kiện khó khăn nhất. Thường trong những hoàn cảnh khắc nghiệt và sự bay bổng quá mức, chúng ta chứng kiến sự hủy diệt sáng tạo.

Sự phá hủy sáng tạo dựa trên nguyên tắc rằng hệ thống hiện tại cần được thử thách để các sản phẩm hoặc dịch vụ sáng tạo có thể thay thế những hệ thống lỗi thời.

Thật vậy, chúng ta đã chứng kiến sự phá hủy sáng tạo trong hoạt động nhiều lần trước đây.

Bong bóng Dotcom

Khi bong bóng dotcom (hay bong bóng Y2K là một bong bóng thị trường cổ phiếu khi các cổ phiếu của các công ty công nghệ cao, nhất là các công ty mạng, được đầu cơ) vỡ cách đây 20 năm, chỉ số Nasdaq đã giảm mạnh gần 80%. Hơn nữa, phần lớn các công ty dotcom nhanh chóng cạn kiệt tiền mặt và phá sản. Không có gì ngạc nhiên khi những người theo thuyết ngày tận thế đã dự đoán về sự kết thúc của kỷ nguyên internet.

Mặc dù kỷ nguyên dotcom chứng kiến rất nhiều công ty phá sản, sa thải hàng loạt và xóa sổ giá trị thị trường, một số vốn đã được đầu tư vào bộ “xương sống” của Internet.

Cơ sở hạ tầng ban đầu đó đã tạo điều kiện cho sự phát triển của các công ty đã thay đổi mô hình kinh doanh của thời kỳ hiện đại.
Đại dịch COVID-19

Tương tự như vậy, đại dịch COVID-19 toàn cầu gây ra sự sụt giảm trong các chỉ số thị trường, phá sản trên diện rộng và suy thoái kinh tế trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, sự phá hủy thường tạo ra không gian cho những người chơi sáng tạo và do đó cuộc khủng hoảng COVID-19 này có thể tạo động lực cho sự phá hủy sáng tạo.

Câu hỏi trở thành, “Cái gì sẽ bị phá hủy và cái gì sẽ thay thế nó?” Một số ngành như hàng không, du lịch dự báo rất khó khăn. Tuy nhiên, lý thuyết về sự hủy diệt sáng tạo ngụ ý một sự thay đổi hoàn toàn và những đổi mới lớn trong các ngành này.

Hiện dễ dàng hơn để dự đoán về các ngành như thương mại điện tử. Kể từ khi phát minh ra Internet, lĩnh vực trực tuyến đã liên tục lấy đi thị phần từ các cửa hàng truyền thống.

Theo Bộ Thương mại Mỹ, lần đầu tiên doanh số bán hàng trực tuyến đã đánh bại các cửa hàng kinh doanh tổng hợp vào tháng 2 năm ngoái.

Trên thực tế, theo Accenture, cuộc khủng hoảng COVID-19 đã gây ra sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng Singapore và do đó thúc đẩy nền kinh tế kỹ thuật số của Singapore kiếm thêm 500 triệu USD hàng năm, trong khi một số doanh nghiệp đạt mức tăng trưởng gấp ba lần bình thường.

Đại dịch COVID-19 sẽ tạo thêm động lực cho sự phát triển trong thanh toán kỹ thuật số. Bain & Company dự kiến thanh toán kỹ thuật số sẽ chiếm 67% tổng giá trị giao dịch vào năm 2025 – tăng 10 điểm phần trăm so với dự đoán trước COVID-19 của họ.

Đại dịch COVID-19 đã gây ra thiệt hại về nhân mạng và phá hủy công ăn việc làm, nhưng có ánh sáng cuối đường hầm trong cuộc khủng hoảng này.
Sự phá hủy sáng tạo sau đó có thể sẽ thúc đẩy sự đổi mới, vì các công nghệ đổi mới sẽ thay thế các công nghệ hiện có và do đó các nguồn lực sẽ được thị trường phân bổ lại hiệu quả hơn.

Minh Anh