Thương chiến Mỹ-Trung mang lại lợi ích cho nông dân trồng đậu nành Brazil.

Vẫn luôn có người thắng kẻ thua trong bất kỳ cuộc cạnh tranh nào, và họ thường không phải là các bên đối địch.

Chẳng hạn, nông dân trồng đậu nành Brazil, đã chiến thắng ngoạn mục trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Trên thực tế, họ đã làm rất tốt đến mức họ có thể trở thành nạn nhân của sự thành công của chính họ, theo người đứng đầu một cơ quan xúc tiến thương mại Brazil.

Sau khi các chuyến hàng của họ đến Trung Quốc đã tăng gần một phần ba vào năm ngoái để lấp đầy khoảng trống còn lại do đậu nành nhập khẩu từ Mỹ, các nhà trồng trọt ở Nam Mỹ dường như phải đấu tranh để duy trì nguồn cung tương tự, ông Igor Brandao, giám đốc bộ phận kinh doanh nông nghiệp tại Cơ quan xúc tiến thương mại và đầu tư Brazil, Apex-Brasil cho biết.

Ông nói: vụ thu hoạch năm nay dự kiến sẽ ít hơn năm ngoái. Đó là một vấn đề của điều kiện thời tiết, bởi vì mùa khô dự kiến sẽ kéo dài hơn trong năm nay, ông nói. Brandao cam kết rằng Brazil, nhà cung cấp đậu nành lớn nhất cho Trung Quốc, sẽ nỗ lực hết sức để tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Đất nước này trở thành người hưởng lợi chính của cuộc chiến thương mại khi thuế quan đối với đậu nành Mỹ khiến người mua Trung Quốc tìm nơi khác để nhập khẩu cây trồng.

Trung Quốc là nước tiêu thụ đậu nành lớn nhất thế giới, nhập khẩu 88 triệu tấn trong năm 2018, theo Tổng cục Hải quan.

Trung Quốc đã áp thuế 25% với đậu nành Mỹ vào tháng 7. Hai bên đã đình chỉ các khoản thuế vào tháng 12 khi họ đồng ý đàm phán, nhưng điều đó đã quá muộn để đảo ngược xu hướng sụt giảm trong nhập khẩu của Trung Quốc từ Mỹ.

Năm 2019, khoảng 66,1 triệu tấn đậu nành nhập khẩu từ Trung Quốc đến từ Brazil, chiếm 75% tổng lượng nhập khẩu của đất nước. Khối lượng đó cao hơn 30% so với năm trước.

Mỹ đã cung cấp 16,6 triệu tấn đậu nành, giảm 49% so với một năm trước đó, do cuộc chiesn thương mại giữa hai nước.

Đậu nành là nguồn protein chính cho thức ăn chăn nuôi và dầu ăn ở Trung Quốc.

Thứ Sáu tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tăng mức thuế đối với hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD từ 10% lên 25% khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới không đạt được thỏa thuận sau nhiều tháng đàm phán.
Để chống lại, Trung Quốc đã tuyên bố vào hôm thứ Hai rằng họ sẽ tăng thuế đối với hơn 60 tỷ đô la Mỹ các sản phẩm của Mỹ lên 25% kể từ ngày 1/6.

Tranh cãi thương mại Mỹ-Trung tạo ra cơ hội cho các nước như Brazil, đặc biệt là trong nông nghiệp. Hiện tại, đậu tương, bông và ngô chiếm 70% tổng xuất khẩu của Brazil, trị giá khoảng 36 tỷ USD sang Trung Quốc.

Brandao cho biết, trong 10 đến 12 năm tới, các sản phẩm thực phẩm chế biến dự kiến sẽ chiếm 40 đến 50% lượng hàng xuất khẩu của Brazil sang Trung Quốc.

Bộ trưởng nông nghiệp Brazil, Tereza Cristina, hiện đang ở Bắc Kinh để thảo luận với các quan chức cấp cao về khả năng mang nhiều sản phẩm nông nghiệp đến Trung Quốc.

Apex-Brasil đã có mặt tại Thượng Hải để giúp 26 công ty Brazil trưng bày sản phẩm của họ tại triển lãm công nghiệp thực phẩm và đồ uống quốc tế SIAL China, kết thúc vào ngày 16 tháng 5.

Tính đến ngày 15 tháng 5, 26 công ty đã có các giao dịch bảo đảm trị giá 150 triệu USD, theo Brandao.

Ngọc Ánh