Sự bùng nổ thủy điện ở Đông Nam Á đình trệ do Covid-19

Các dự án đập thủy điện chưa hoàn thành và có triển vọng ở Đông Nam Á, đặc biệt dọc theo sông Mê Kông và các nhánh của nó, có nguy cơ bị trì hoãn và ngừng hoạt động lớn do đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp chính, thị trường năng lượng và an toàn lao động.

Chính phủ Lào đã ra lệnh tạm dừng tất cả các công trình thủy điện ở nước này, sau khi một công nhân khai thác hầm mỏ có xét nghiệm dương tính với virus này. Tư vấn lập kế hoạch về các công việc trong tương lai, bao gồm đập lớn Luông Pha Băng, cũng đã bị hoãn lại.

Trong bối cảnh hạn hán tồi tệ nhất trong khu vực suốt bốn thập kỷ và các tác động xấu hơn của biến đổi khí hậu, các nhà quan sát cho rằng các tác động do virus gây ra đã khiến khả năng của các dự án quy mô lớn bị đưa vào nghi ngờ.

Ban thư ký Ủy hội sông Mê Kông (MRC) nói với CAN: “Mọi người đều bị ảnh hưởng. Nền kinh tế toàn cầu cũng bị ảnh hưởng. Ngành thủy điện bị ảnh hưởng. Đại dịch sẽ cản trở chuỗi cung ứng toàn cầu, trì hoãn việc xây dựng các công trình và tạm thời giảm nhu cầu tiêu dùng. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng sẽ phụ thuộc vào việc đại dịch sẽ kéo dài đến đâu. Tại thời điểm này, có rất nhiều điều không chắc chắn. Không ai chắc chắn khi nào điều này sẽ kết thúc”.

Nhu cầu sử dụng điện giảm

Cùng lúc đó Thái Lan, một nhà nhập khẩu điện lớn từ các nước láng giềng, chuẩn bị cắt giảm sản lượng mua điện ở nước ngoài, khi phải đối mặt với tình trạng thừa cung  nguồn điện nghiêm trọng trong nước do nhu cầu giảm mạnh.

Bộ Năng lượng cả Thái Lan sẽ buộc phải điều chỉnh kế hoạch phát triển năng lượng của mình với dự trữ thừa cung được thiết lập để đạt 40% – tương đương khoảng 18.000 MW, một tình huống có thể sẽ khiến giá điện tăng cao đối với người tiêu dùng.

Pianyh Deetes, Điều phối cho tổ chức phi chính phủ International Rivers, nói: “18.000 MW là gấp ba lần so với lượng điện Thái Lan đang nhập khẩu từ các nước láng giềng; và lớn hơn tổng công của 11 đập được dự kiến xây dựng tại dòng chính hạ lưu sông Mê Kông. Rõ ràng rằng việc mua điện từ các đập quy mô lớn là không cần thiết để đảm bảo an ninh năng lượng của Thái Lan”. Bà hiện hối thúc Thái Lan ký kết Thỏa thuận mua điện đối với các dự án điện mới ở các nước láng giềng.

Đối với Lào, nơi được coi là cục pin của Đông Nam Á, những rủi ro và chi phí đã tăng lên. Trong khi các dự án hiện có, bao gồm đập Xayaburi mở rộng nhưng gây tranh cãi có thể tiếp tục hoạt động tự do, thì việc sản xuất năng lượng của nó, được quản lý để xuất khẩu bởi công ty năng lượng quốc gia Thái Lan EGAT, sẽ dư thừa nhu cầu trong giai đoạn này.

Ban thư ký MRD nói: “Vì COVID-19 là bất khả kháng, mọi người trong khu vực có thể đàm phán lại các thỏa thuận hợp đồng để linh hoạt đối phó với tình huống này”.

Tiên lượng không chắc chắn cho ngành thủy điện

Biến đổi khí hậu đã gây tổn hại tới Lào và đó là một trong những lý do chính phủ thừa nhận cần xem xét kỹ hơn vào sự phụ thuộc vào thủy điện của mình. Các báo cáo gần đây cho thấy Trung Quốc đã cố tình chặn các dòng nước trên các nhánh của sông Mê Kông – mà họ gọi là sông Lan Thương  – khiến cho dòng chảy yếu và hạn hán ở hạ lưu, điều đã làm trầm trọng thêm mối lo ngại về độ tin cậy của đập.

Một báo cáo MRC cho thấy mức tăng nhiệt độ trung bình dự đoán là khoảng 0,8 độ C vào năm 2030 và tăng dần trong những năm sắp tới. Báo cáo cũng trích dẫn 50% lưu lượng dòng chảy sông Mê Kông giảm khi chảy qua thủ đô Viêng Chăn của Lào trong 40 năm tới, theo kịch bản khí hậu khô cạn.

Thư ký thường trực của Bộ Năng lượng và Mỏ Lào Daovong Phonekeo, nói với CNA vào cuối năm ngoái rằng các dự án năng lượng mặt trời đang được coi là một phương án bổ sung hoặc thay thế cho sản xuất thủy điện không đáng tin cậy.

Giờ đây, rất khó để vận hành hoặc tập trung đầu ra của thủy điện. Chúng ta phải suy nghĩ sâu sắc hơn, rộng hơn và suy nghĩ nếu chúng ta có thể phát triển nó theo cách này hay cách khác”, tiến sĩ Daovong Phonekeo đã nói khi đó.

Daine Loh, một nhà phân tích năng lượng và năng lượng tái tạo cho Fitch Solutions cũng cho biết: “Những cơn hạn hán và thời tiết bất ngờ đã làm suy yếu độ tin cậy sản lượng thủy điện trong những năm gần đây, vì vậy một số thị trường có thể tìm đến các nguồn tài nguyên cơ bản đáng tin cậy khác như than hoặc khí đốt để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong những năm tới”.

Vị thế tài chính yếu hơn của các thị trường này do suy thoái kinh tế cũng gây ra rủi ro giảm đáng kể việc hoàn thành các dự án thủy điện quy mô lớn mới trong trung hạn, làm tăng nguy cơ trì hoãn và hủy bỏ đối với các dự án chủ yếu do chính phủ tài trợ.

Campuchia là một quốc gia đã quay lưng lại với các đập chính quy mô lớn, và vào tháng trước, chính phủ đã hoãn các dự án mới trên sông Mê Kông trong một thập kỷ tới. Có nghĩa là 2 dự án tiềm năng – Stung Treng và Sambor – không có khả năng tiếp tục.

Đất nước Campuchia bị thiếu điện lớn trong mùa khô năm ngoái và trong khi việc thăm dò các nguồn năng lượng tái tạo khác mới đang trong giai đoạn đầu, sức hấp dẫn của sản xuất đáng tin cậy, giá cả phải chăng có thể khiến chính phủ coi trọng tầm quan trọng của nhà máy điện than trong ngắn hạn.

Ví dụ, giá khí đốt thấp hiện nay được coi là hấp dẫn với nhiều nước theo đuổi giá điện rẻ hơn, ban thư ký MRC cho biết.

Tuy nhiên, sự biến động gần đây trên thị trường dầu mỏ một lần nữa nhấn mạnh sự ổn định tương đối của dòng tiền mà các dự án năng lượng tái tạo, đặc biệt là thủy điện, có thể cung cấp cho các nhà đầu tư trong thời gian dài.

Hạnh Phúc