Mỹ chấp thuận dỡ bỏ đập lớn nhất lịch sử để cứu cá hồi
Ủy ban Điều tiết Năng lượng Liên bang Mỹ – cơ quan đang tìm cách khôi phục môi trường sống cho các loài cá có nguy cơ tuyệt chủng – đã đưa ra sự chấp thuận cuối cùng vào thứ Năm để ngừng hoạt động bốn con đập nằm giữa biên giới California-Oregon. Đây sẽ là công việc dỡ bỏ con đập lớn nhất trong lịch sử Mỹ.
Việc dỡ bỏ đập dự kiến sẽ cải thiện sức khỏe của sông Klamath, con đường mà cá hồi Chinook và cá hồi coho có nguy cơ tuyệt chủng đi từ Thái Bình Dương đến khu vực sinh sản ở thượng nguồn của chúng và từ đó cá con quay trở lại biển.
Ủy ban Điều tiết Năng lượng Liên bang Mỹ đã ban hành lệnh từ bỏ giấy phép xây dựng đập và phê duyệt việc dỡ bỏ các đập.
Dự án này từ lâu đã là mục tiêu của một số bộ lạc bản địa có tổ tiên đã sống nhờ cá hồi trong nhiều thế kỷ nhưng lối sống của họ đã bị phá vỡ bởi sự định cư của người châu Âu và nhu cầu điện khí hóa nông thôn trong thế kỷ 20.
Biến đổi khí hậu và hạn hán cũng gây căng thẳng cho môi trường sống của cá hồi; dòng sông trở nên quá ấm và quá nhiều ký sinh trùng khiến nhiều loài cá không thể sống sót.
Các con đập trên đất liên bang, với công suất tối đa cung cấp đủ điện cho 70.000 ngôi nhà, sẽ bị công ty điện lực PacifiCorp, một đơn vị của Warren Buffett’s Berkshire Hathaway, cho ngừng hoạt động.
Đối mặt với các quy định mới tốn kém bao gồm việc xây dựng lưới chắn cá và thang, thay vào đó, công ty đã ký một thỏa thuận với các bộ lạc và chính phủ Mỹ để ngừng hoạt động các con đập.
Bob Gravely, phát ngôn viên của công ty, cho biết PacifiCorp đang đóng góp 200 triệu đô la cho việc dỡ bỏ đập, được thanh toán bằng khoản phụ phí đối với các khách hàng của họ ở Oregon và California, và cử tri California đã thông qua dự luật trái phiếu để tiểu bang cung cấp thêm 250 triệu đô la.
Hùng Anh