Giới đầu tư lạc quan về đợt bán tháo cổ phiếu công nghệ

Các giám đốc điều hành và nhà đầu tư hàng đầu đã bày tỏ sự lạc quan về đợt bán tháo cổ phiếu công nghệ toàn cầu gần đây, khi họ nói với CNBC rằng nó không có khả năng gây ra một cuộc khủng hoảng thị trường rộng lớn hơn.

Chỉ số Nasdaq 100 chuyên về công nghệ đã đóng cửa giao dịch hôm thứ Hai giảm hơn 26% so với đầu năm và đầu tháng này – sau khi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) tăng lãi suất – các công ty công nghệ lớn nhất thế giới đã giảm hơn 1 nghìn tỷ đô la giá trị chỉ trong ba phiên giao dịch.

Cổ phiếu công nghệ và tăng trưởng đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi viễn cảnh lãi suất cao hơn, khi Fed và các ngân hàng trung ương lớn khác trên thế giới tìm cách kiềm chế lạm phát tăng vọt bằng cách thắt chặt chính sách tiền tệ.

Sự sụt giảm đột ngột đối với các cổ phiếu công nghệ tăng trưởng cao – thường được coi là được định giá quá cao ở mức đỉnh thị trường vào cuối năm 2021 – đã khiến một số nhà bình luận lo ngại về một vụ “tại nạn” tương tự như “bong bóng dotcom” năm 1999/2000.

Giám đốc điều hành UBS Ralph Hamers nói với CNBC tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ hôm thứ Hai: “Tôi nghĩ rằng các mô hình kinh doanh công nghệ, những mô hình kỹ thuật số, vẫn là những mô hình phù hợp trong tương lai vì chúng là những mô hình kinh doanh thực sự”.

Trong khi một số nhà phân tích cho rằng tâm lý đối với lĩnh vực công nghệ đang ở thời điểm tồi tệ nhất kể từ khi bong bóng dotcom xảy ra, nhưng khi tỷ giá tăng buộc các công ty phải có lãi nhanh hơn, họ cũng nhấn mạnh rằng các cơ hội dài hạn vẫn còn tồn tại cho các nhà đầu tư.

Fed cho biết họ sẽ không ngần ngại tiếp tục tăng lãi suất cho đến khi lạm phát giảm xuống mức lành mạnh và quan điểm diều hâu của Fed khi đối mặt với sự tăng giá chóng mặt trên toàn cầu một phần đã thúc đẩy làn sóng bán tháo các cổ phiếu công nghệ.

Tuy nhiên, nhà đầu tư tỷ phú và đồng sáng lập công ty cổ phần tư nhân Carlyle Group David Rubenstein hôm thứ Hai cho rằmh thị trường đã “phản ứng thái quá” bất chấp những nỗ lực của Fed trong việc quản lý các kỳ vọng. Rubenstein nói: “Trong sự sụp đổ của các năm 1999, 2000, 2001, các công ty internet không có doanh thu, rõ ràng là không có thu nhập. Trong một số trường hợp, họ không có gì ngoài một kế hoạch kinh doanh và những công ty đó lẽ ra không nên niêm yết công khai, chứ chưa nói đến việc có thể nhận được bất kỳ khoản vốn nào. Bây giờ, bạn đã có một công ty như Netflix có 250 triệu người đăng ký. Nó có thể không đáng giá so với giá trị của nó trên thị trường vài tháng trước, nhưng theo quan điểm của tôi thì chắc chắn nó đáng giá hơn những gì nó hiện đang giao dịch”.

Rubenstein nói thêm rằng khi thị trường “phản ứng quá mức” – như chúng đã từng xảy ra – thì sẽ có cơ hội cho các nhà đầu tư tham gia và “mua bắt đáy”.

Huy Hùng