Doanh số bán lẻ ở Mỹ có thể giảm hơn 6% vào năm 2020

Vẫn còn rất nhiều điều chưa biết về đại dịch COVID-19 và và nó sẽ tiếp tục bóp nghẹt ngành bán lẻ như thế nào.

Theo ước tính mới từ công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor, doanh số bán lẻ của Hoa Kỳ có thể giảm ít nhất 6,5% vào năm 2020. Để so sánh, doanh số bán lẻ đã giảm chỉ 2,2% trong năm 2009, năm cuối cùng cuộc Đại suy thoái đã dừng lại. Doanh số đã tăng 3,3% trong năm 2019 so với năm 2018.

Tuy nhiên, Euromonitor cho biết các yếu tố có thể thay đổi dự báo năm 2020 bao gồm thời gian xảy ra cuộc khủng hoảng COVID-19, phản ứng của chính phủ đối với đại dịch, tốc độ người tiêu dùng thoải mái quay lại trung tâm thương mại và cửa hàng và cách các nhà bán lẻ có thể phản ứng với sự thay đổi mạnh mẽ trong nhu cầu của người tiêu dùng.

Theo bà Michelle Evans, người đứng đầu đơn vị tiêu dùng kỹ thuật số tại Euromonitor International, cho biết trong một cuộc phỏng vấn: Rõ ràng nó trở nên tồi tệ hơn nếu có một đợt bùng phát khác.

Liên đoàn bán lẻ quốc gia, tập đoàn thương mại của ngành bán lẻ, vào cuối tháng 2 đã đưa ra dự báo hàng năm, dự đoán doanh số bán lẻ ở Mỹ tăng từ 3,5% đến 4,1%, đạt mức 3,9 nghìn tỷ đô la vào năm 2020. Tuy nhiên, dự đoán khi đó giả sử COVID-19 đã không trở thành một đại dịch toàn cầu. Rất nhiều thứ đã thay đổi kể từ ngày 26 tháng 2. Hiện tại triển vọng đang mờ nhạt hơn nhiều.

Theo phân tích của Euromonitor: Các công ty dự kiến ​​sẽ có lợi nhuận tốt nhất trong năm nay bao gồm: Nhà bán lẻ tạp hóa, các trang thương mại điện tử như Amazon, nền tảng giao hàng của bên thứ ba và các thương hiệu thực phẩm lớn.

Những công ty sẽ phải chật vật nhiều nhất bao gồm: Nhà bán lẻ quần áo, nhà điều hành cửa hàng bách hóa, chuỗi cửa hàng xa xỉ và thương hiệu bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng. Một số trong các danh sách này, chẳng hạn như Neiman Marcus, J.Crew, Stage Stores và J.C. Penney, đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản trong cuộc khủng hoảng.

Theo bà Evans, danh mục hàng may mặc và giày dép có thể bị thu hẹp tới 36% trong năm nay, sau mức tăng trưởng 3,7% trong năm 2019, tính theo Euromonitor.

“Không giống như nhiều ngành công nghiệp khi mà cú sốc COVID-19 có thể được cảm nhận trên toàn cầu, một số nhà bán lẻ đang nhìn thấy nhu cầu chưa từng có, trong khi những người khác đang tìm kiếm đường sống.”

Theo báo cáo của chính phủ, chi tiêu tiêu dùng vừa giảm kỷ lục 16,4% trong tháng 4 so với tháng trước. Các cửa hàng quần áo đã bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với doanh số giảm 78,8%.

Hạnh Phúc