Chính phủ Hà Lan từ chức sau vụ bê bối phúc lợi chăm sóc trẻ em

Toàn bộ chính phủ Hà Lan đã đồng loạt từ chức vào thứ Sáu sau một vụ bê bối liên quan đến việc quản lý kém các quỹ chăm sóc trẻ em, khiến hàng nghìn gia đình rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính.

 Một cuộc điều tra cho thấy vào tháng 12 rằng các quan chức thuế đã buộc tội sai hàng nghìn gia đình lao động gian lận và yêu cầu họ hoàn trả tiền trợ cấp chăm sóc trẻ em từ năm 2013 đến năm 2019. Sự kiện này đã được một số nhà lập pháp Hà Lan mô tả là “sự bất công chưa từng có”.

Tiết lộ đã dẫn đến việc từ chức hôm thứ Năm của lãnh đạo đối lập Lodewijk Asscher, người từng là bộ trưởng phụ trách các vấn đề xã hội trong chính quyền trước đó. Chính phủ do Thủ tướng Mark Rutte lãnh đạo, nắm quyền từ năm 2017, hôm thứ Sáu đã quyết định nhận trách nhiệm và tập thể rời nhiệm sở sau vụ bê bối.

Thủ tướng Rutte, phát biểu trong một cuộc họp báo, cho biết họ sẽ tiếp tục dẫn đầu phản ứng khẩn cấp Covid-19 với tư cách là người chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Hà Lan theo kế hoạch sẽ tiến hành một cuộc bầu cử quốc hội mới vào tháng 3, nhưng việc chính phủ từ chức diễn ra vào một thời điểm khó khăn. Theo Đại học Johns Hopkins, quốc gia này đang trong tình trạng cấm vận toàn quốc và đã có gần 1 triệu ca nhiễm Covid-19 và 12.875 ca tử vong kể từ khi bắt đầu tình trạng khẩn cấp về sức khỏe. Hà Lan cũng cần chuẩn bị một kế hoạch về cách thức cải tổ nền kinh tế sau đại dịch.

Ông Rutte trước đó đã nói rằng một chính phủ từ chức sẽ không hữu ích vào thời điểm này vì quốc gia cần sự ổn định để đối phó với đại dịch, theo Politico đưa tin. Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên một chính quyền Hà Lan từ chức tập thể để thể hiện trách nhiệm chung. Các gia đình liên quan đến vụ án này đã đệ đơn cáo buộc 5 chính trị gia trong tuần này, bao gồm cả Bộ trưởng Tài chính đương nhiệm, Wopke Hoekstra. Trong bối cảnh cuộc tổng tuyển cử sắp diễn ra, các bộ trưởng có thể tiếp tục giữ vai trò của mình cho đến khi cử tri đi bỏ phiếu.

Bảo Quang