Các công nhân nhập cư vùng Vịnh đang bị bóc lột trong cuộc khủng hoảng COVID-19

Tranh cãi xung quanh lao động di cư giá rẻ ở các quốc gia vùng Vịnh giàu dầu mỏ đã gia tăng trong đại dịch COVID-19, trong bối cảnh xuất hiện các báo cáo về việc công nhân không có thức ăn và nước uống và không được trả lương.

Rothna Begum một người nghiên cứu cao cấp tại Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói với CNBC hôm thứ Năm rằng: Một vấn đề lớn không được thảo luận là một số (công nhân) đang về nhà mà không được trả lương. Hàng ngàn đô la tiền lương không được trả vì những ông chủ và đại lý vô đạo đức nhận ra đây là cơ hội cho phép người lao động về nhà (trở về đất nước họ) mà không phải trả tiền cho họ.

Hàng ngàn công nhân nhập cư cũng đang bị sa thải. Chỉ riêng tại UAE, hơn 50.000 công nhân Pakistan đã bị cho nghỉ việc và hồi hương, theo đại sứ Pakistan tại đây. Công nhân từ Pakistan chiếm 20% dân số UAE.

Các công dân từ Ấn Độ, Bangladesh, Philippines và Nigeria, trong số những người khác, cũng tạo nên lực lượng lao động di cư khoảng 35 triệu người, mà rất quan trọng đối với mọi lĩnh vực của nền kinh tế Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC).

Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết đại dịch COVID-19 đã làm cho tình trạng của nhiều người lao động trở nên tồi tệ hơn. Nhóm này cho rằng sự chậm trễ tiền lương và sa thải là một rủi ro lớn cho cộng đồng ngay bây giờ, ngoài điều kiện sống quá đông đúc, thiếu sự hỗ trợ, giam giữ và trục xuất, và các vấn đề về chăm sóc sức khỏe và nghỉ ốm.

Một số công nhân vẫn ở UAE cũng nói rằng họ chưa được trả tiền. Chẳng hạn, hơn một chục tài xế taxi nước ngoài ở Dubai, người đã nói chuyện với CNBC trong suốt 12 tuần, đã nói với CNBC rằng họ không được trả tiền trong quá trình phong tỏa tại quốc gia này và phải nhờ cậy bạn bè và người than để có được miếng cơm manh áo.

Bộ Nhân sự UAE đã không trả lời yêu cầu bình luận. Hiện không có cơ quan nào cấp khu vực giám sát lao động di cư.

Bà Begum cho rằng các chính phủ cần tạo ra các cơ chế để đảm bảo rằng người lao động được trả tiền trước khi họ trở về nước. Cho đến nay, không có quốc gia GCC nào thực hiện điều này. Ngay bây giờ chúng ta không thấy các chính phủ thực hiện cơ chế đó, vì vậy bây giờ chúng ta đang chứng kiến nhiều người (công nhân) trở về nhà, có khả năng quay trở lại nợ nần, hoặc thậm chí tệ hơn so với khi họ rời khỏi đất nước.

Hiện vẫn còn vấn đề về việc công nhân bị mắc kẹt ở nước sở tại và không thể trở về nhà, với một số người không có giấy tờ trước đại dịch đang lo sợ bị bắt nếu họ cố gắng rời đi.

Qatar, Ả Rập Saudi và UAE cũng cho biết những người lao động không có giấy tờ vẫn có thể được chăm sóc sức khỏe. Nhưng vấn đề vẫn còn đó là nhiều công nhân không dám đến cơ sở y tế vì lo rằng họ sẽ bị bắt, điều chp thấy một sự thiếu hụt niềm tin giữa các công nhân và chính phủ sở tại của họ, Begum nói.

Khi các nền kinh tế ở vùng Vịnh dần mở cửa trở lại, một số công nhân hy vọng rằng mọi thứ sẽ trở nên tốt hơn. Một tài xế taxi người Dubai đến từ Ai Cập, người đã không trở về nhà để gặp gia đình sau hơn hai năm, nói rằng mặc dù rất nhớ nhà, nhưng anh ta biết không hề có triển vọng công việc ở đó. Khi được hỏi làm thế nào anh ta xoay sở mà không phải trả tiền trong thời gian Dubai bị phong tỏa trong vài tuần, anh ta trả lời: Chỉ nhờ vào Chúa mà thôi.

Hoàng Na