Từng là kẻ thù của Mỹ, nay là bạn: OPEC tròn 60 tuổi

Năm 1973, các thành viên Ả Rập của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã khiến nền kinh tế Mỹ lao đao. Bây giờ, tổ chức tròn 60 năm tuổi này có nhiều khả năng có lợi cho Washington.

Kể từ khi Ả Rập Xê-út và các thành viên OPEC Ả Rập khác áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ nổi tiếng của họ như một cách trừng phạt sự hỗ trợ của Mỹ đối với Israel trong Chiến tranh Yom Kippur, những thay đổi trong chính trị toàn cầu và sự gia tăng sản lượng dầu của Mỹ đã khiến nhóm này thuần phục.

Các quan chức OPEC đương thời và về hưu cho biết các thành viên diều hâu nhất của OPEC, Iran và Venezuela, đã bị Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt trong khi nước đứng đầu là Ả Rập Xê-út, cho thấy họ muốn xoa dịu Washington hơn là có nguy cơ mất sự ủng hộ của Mỹ.

Được thành lập tại Baghdad vào ngày 14/9/1960 để chống lại sức mạnh của 7 công ty dầu mỏ của Mỹ và Anh, OPEC đã nhiều lần nhượng bộ trước áp lực từ Washington để sản xuất thêm dầu kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức vào đầu năm 2017.

Trump đã thường xuyên kêu gọi giảm giá xăng dầu để giúp đỡ người tiêu dùng Mỹ.

Và khi giá quá dầu xuống quá thấp, OPEC đã tiến hành một thỏa thuận để đưa giá dầu tăng nhẹ trở lại, trong một thỏa thuận được thúc đẩy bởi lời đe dọa của Washington về việc giảm hỗ trợ quân sự cho Riyadh.

Sản lượng dầu của Mỹ tăng

Sự thống trị ngày càng tăng của Ả Rập Xê-út trong OPEC cũng đến vào thời điểm sản lượng dầu và khí đốt của Mỹ cao hơn, điều này đã biến Mỹ thành nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới và giảm bớt sự phụ thuộc vào nhiên liệu nước ngoài.

Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng, sản lượng của Mỹ đã tăng hơn gấp đôi trong một thập kỷ, đạt hơn 12 triệu thùng/ngày vào năm 2019, do công nghệ khoan được cải tiến khiến các lưu vực chưa được khai thác trước đây có thể tiếp cận được.

Số liệu của OPEC cho thấy thị phần của Mỹ trên thị trường dầu toàn cầu đã tăng gấp đôi kể từ năm 2010, trong khi thị phần của OPEC giảm.

OPEC đã hợp tác với Nga và 9 nhà sản xuất dầu khác vào năm 2016 để thành lập một nhóm được gọi là OPEC + để thúc đẩy đòn bẩy tập thể của họ nhưng một quan chức cấp cao của chính quyền Trump cho biết ngay cả ảnh hưởng của nhóm mới đã suy yếu khi sản lượng của Mỹ tăng vọt.
Quà tặng cho Trump

Năm 2011, khi sản lượng của Libya bị ảnh hưởng bởi cuộc nổi dậy chống lại Gaddafi, Ả Rập Xê-út đã cố gắng thuyết phục OPEC nâng sản lượng để hạ giá. Nhưng Algeria, Angola, Ecuador, Iran, Iraq, Libya và Venezuela đều phản đối.

Cựu chủ tịch OPEC của Iran, Hossein Kazempour Ardebili, nói với Reuters vào năm 2018, khi OPEC + vừa tăng sản lượng sau áp lực từ Trump, rằng cả OPEC và nhóm rộng lớn hơn đã bắt đầu hành động chống lại lợi ích của các thành viên nhỏ hơn của họ.

Ông nói: “Họ đã tặng một món quà giá dầu cho Trump trong khi gây thiệt hại về doanh thu cho tất cả các thành viên OPEC”.

Mặc dù không có gợi ý nào cho thấy OPEC sắp phải hứng chịu một cuộc “bỏ chạy” của các thành viên nhỏ hơn do động lực thay đổi – và đã có những nước mới đã gia nhập tổ chức này – nhưng một số quốc gia vẫn rời đi.
Qatar bỏ cuộc vào năm 2019, một phần do bất đồng chính trị với Riyadh.

Một nhà sản xuất nhỏ khác là Ecuador đã rời đi trong năm nay và Indonesia rời đi vào năm 2016. Cả hai đều cho biết họ không muốn bị hạn chế bởi hạn ngạch sản xuất của OPEC.

Tuy nhiên, những nước khác vốn không hài lòng với quỹ đạo của OPEC vẫn có kế hoạch duy trì tư các thành viên để họ vẫn có thể có tiếng nói.

Như một nguồn tin quen thuộc với chính sách dầu mỏ của Iran cho biết: “Điều quan trọng là trở thành thành viên của OPEC hoặc OPEC + để bạn có thể tối đa hóa lợi ích của mình.”

Hương Giang