Trung Quốc đang thay đổi cách cho các nước có nhu cầu vay tiền

Trong số nhiều thay đổi mà đại dịch COVID-19 tác động lên thế giới chỉ trong một thời gian ngắn, thì cách thức mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) có trụ sở tại Hoa Kỳ và Ngân hàng Thế giới thực thi chính sách là một trong những điểm đáng chú ý nhất.


Lá cờ của Ngân hàng Phát triển Trung Quốc được treo gần quốc kỳ Trung Quốc thể hiện Bắc Kinh hiện là nguồn tài chính phát triển chính thức lớn nhất thế giới.

Đã qua rồi những điều kiện khắc nghiệt mà cả hai định chế tài chính hàng đầu thế giới thông qua cách tiếp cận chính sách được gọi là Đồng thuận Washington. Những điều này thường bao gồm những chính sách như thắt lưng buộc bụng về tài khóa, cắt giảm phúc lợi, xóa bỏ trợ giá và tư nhân hóa, tất cả đều ở những quốc gia vốn đã ở trong tình trạng kinh tế và tài chính tồi tệ.

Thông thường, các chính phủ của những nước này không có lựa chọn nào khác ngoài việc đồng ý, tạo ra sự phẫn nộ trên toàn thế giới (đặc biệt là ở châu Á) khi Đồng thuận Washington biểu thị cách các thể chế không được bầu cử có thể áp đặt các điều kiện hà khắc lên các quốc gia có chủ quyền.

Nhưng mọi thứ đang thay đổi. Để cứu trợ hậu COVID, IMF đã cung cấp 250 tỷ USD cho các cơ sở cho vay khác nhau và để hỗ trợ xóa nợ, với 107 triệu USD nhằm hỗ trợ tài chính cho 85 quốc gia.

Các biện pháp này đã được thực hiện thông qua nhiều chương trình khác nhau với điều kiện nhẹ nhàng hoặc không có điều kiện và thay vào đó tập trung vào việc bảo vệ cuộc sống và hỗ trợ những người bị mất sinh kế.

Giống như hạn mức tín dụng linh hoạt không điều kiện mà IMF đã thiết lập sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu để giúp các quốc gia bị mắc kẹt trong cuộc khủng hoảng thanh khoản, các biện pháp hiện tại được thiết kế để giảm bớt các quốc gia lâm vào tình trạng nợ nần do hậu quả của đại dịch.

Sự thay đổi chính sách này được hoan nghênh, ngay cả khi nó diễn ra sau một số thất bại chính sách đáng kể trong việc giúp các nước thoát khỏi khủng hoảng nợ – một trong những trường hợp mới nhất và nổi bật nhất là Hy Lạp. Nhưng liệu một bước ngoặt như vậy có xảy ra nếu không có sự chuyển đổi của Trung Quốc thành một người cho vay rất đáng kể đối với các nước có nhu cầu?

Trung Quốc hiện là nguồn cung cấp tài chính phát triển chính thức lớn nhất trên thế giới, vượt qua cả việc cho vay của bất kỳ tổ chức đa phương đơn lẻ hoặc các tổ chức cho vay song phương nào khác, bao gồm cả Mỹ. Khoảng 70% các khoản vay này được cấp bởi các ngân hàng chính sách thuộc sở hữu nhà nước, đặc biệt là Ngân hàng Phát triển Trung Quốc và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc.

Các ngân hàng Trung Quốc hiện có tổng tài sản (trong nước và quốc tế), lớn hơn tổng tài sản của Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Đầu tư Châu Âu và cả bốn ngân hàng phát triển lớn trong khu vực cộng lại. Trong 10 năm tính đến năm 2019, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc đã cấp các khoản vay cho các nước đang phát triển ở Châu Á – Thái Bình Dương với tổng trị giá gần 120 tỷ USD, so với tổng số khoản vay trị giá 220 tỷ USD mà Ngân hàng Thế giới cấp từ năm 2012 đến quý đầu tiên của năm 2021.

Trung Quốc có nhiều loại công cụ cho vay khác nhau, mỗi công cụ đều có các tính năng và chức năng riêng biệt. Kể từ giữa những năm 2010, hai sáng kiến ​​đã trở thành hình ảnh thu nhỏ vai trò ngày càng tăng của Trung Quốc trong việc cho vay xuyên biên giới: Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường và Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á có trụ sở tại Bắc Kinh, do Trung Quốc lãnh đạo.

Cả hai sáng kiến ​​đều đạt được tầm nhìn rộng lớn do sự kết hợp của các nguồn lực tài chính, mạng lưới quan trọng của các quốc gia ký kết và sự thù địch của Mỹ. Tuy nhiên, số tiền thực sự được triển khai cho đến nay là tương đối nhỏ, các khoản cho vay BRI chỉ chiếm khoảng 10% tổng cho vay của Trung Quốc.

Mặc dù các điều khoản cho vay thường không được tiết lộ nhưng các khoản vay BRI không giống như các khoản vay do Ngân hàng Thế giới cung cấp, vì Bắc Kinh đưa ra các điều khoản và điều kiện tương tự như các khoản vay thương mại thông thường. Bắc Kinh không áp đặt các cải cách kinh tế hoặc xã hội làm điều kiện cho vay, điều này hấp dẫn các quốc gia đang có các vấn đề về nợ hoặc quản trị.

Hỗ trợ tài chính của Trung Quốc cũng đã được triển khai dưới hình thức ít được biết đến nhưng cực kỳ hiệu quả của các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương. Theo kế hoạch của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cho đến nay đã ký các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ (dòng thanh khoản song phương) với ít nhất 32 quốc gia (mới nhất là Myanmar). Đối với các quốc gia có dự trữ ngoại hối hạn chế, những thỏa thuận này là một món quà trời cho.

Các điều khoản cho vay và thanh khoản song phương đã cho phép Trung Quốc tiến tới một cách lặng lẽ và không đe dọa mục tiêu đóng vai trò lớn hơn trong nền tài chính quốc tế trong những hạn chế đặt ra bởi đồng tiền của chính họ, dù đồng nhân dân tệ vốn hạn chế lưu thông quốc tế.

Trung Quốc sẽ tiếp tục cung cấp thanh khoản ngắn hạn cho các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển, qua đó giải quyết lỗ hổng tồn tại trong hệ thống hiện tại. Ví dụ, ở châu Á, cho đến nay chưa có quốc gia nào tiếp cận được hạn mức tín dụng linh hoạt của IMF. Chỉ có một số chương trình của IMF dành cho các nước đang phát triển nhỏ hơn ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong hai thập kỷ qua, còn ở Đông Á thì không có.

Bằng cách có được bạn bè ở những quốc gia cảm thấy rằng họ đang bị các tổ chức tài chính quốc tế khác phớt lờ hoặc ngược đãi, Trung Quốc đang nắm quyền kiểm soát các luồng hợp tác khu vực quan trọng ở châu Á. Sau khi chứng kiến ​​việc Mỹ sử dụng các khoản vay và các dòng hoán đổi để cung cấp nguồn vốn và thanh khoản bằng đô la một cách có chọn lọc, Trung Quốc hiện cũng đang làm như vậy.

Vẫn còn quá sớm để gọi đây là sự khởi đầu của sự đồng thuận với Bắc Kinh, vì những hạn chế của đồng nhân dân tệ với tư cách là đồng tiền quốc tế hạn chế khả năng cho vay song phương của Trung Quốc và làm tăng rủi ro chủ nợ.

Tuy nhiên, trong khi những hạn chế này có nghĩa là Trung Quốc chưa thể thiết lập một hệ thống thay thế cho hệ thống do Mỹ dẫn đầu hiện tại, vị thế được mở rộng hơn nhiều trong cho vay song phương hiện đang thúc đẩy hành động quốc tế tập trung vào nhu cầu cải thiện cách thức của IMF và các ngân hàng phát triển đa phương khác cung cấp nguồn vốn và cách làm cho các điều kiện kèm theo các khoản vay đó linh hoạt hơn.

Bài viết trên của Giáo sư Paola Subacchi là Chuyên gia kinh tế quốc tế tại Học viện Chính sách Toàn cầu Queen Mary của Đại học London và là tác giả gần đây nhất của cuốn “Chi phí của tiền tự do”.

Minh Khang