Thay vì “bỏ trứng vào một giỏ” đầy rủi ro, doanh nghiệp FDI chuyển sang chiến lược “bán ở đâu sản xuất ở đó”

Bấy lâu nay Trung Quốc luôn là điểm đến hàng đầu của các doanh nghiệp FDI. Tuy nhiên cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung và sự bùng phát của dịch Covid – 19 đã khiến các doanh nghiệp FDI sớm nhận ra rủi ro của việc “bỏ trứng vào một giỏ”. Từ đây nhiều công ty đã cân nhắc và chuyển hướng sang lựa chọn chiến lược “make where you sell” (bán ở đâu sản xuất ở đó).

Trên thực tế, cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc. Nếu như những năm trước mọi con mắt đều đổ dồn vào Trung Quốc thì giờ đây trọng tâm của tăng trưởng toàn cầu đã dần chuyển sang khu vực Đông Nam Á tiềm năng với gần 700 triệu dân.

Làn sóng “bán ở đâu sản xuất ở đó” đã khiến Apple chọn Việt Nam

Với tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa ngày càng mạnh mẽ; nhân khẩu học trẻ, số hóa sâu rộng, mức độ tiếp cận giáo dục và trao quyền cho phụ nữ ngày càng tăng, khu vực Đông Nam Á đang trong trạng thái sẵn sàng để thiết lập vị thế mới trên toàn cầu. Dấu hiệu đầu tiên là sự bứt phá của đất nước Nhật Bản, nối tiếp sau đó là sự trỗi dậy của 4 “con rồng châu Á”: Hàn Quốc, Đài Loan, Hong Kong và Singapore. Trên khắp các diễn đàn từ Đông sang Tây, người ta đã nhiều lần mổ xẻ sự phát triển thần kỳ của các nền kinh tế này nhằm tìm ra bài học kinh nghiệm cho các nước đi sau. Tấm gương công nghiệp hóa thần tốc của Đông Á cho tới nay vẫn là liều thuốc kích thích, gây ấn tượng mạnh với nhiều nước. Và giờ đây khi Trung Quốc – nền kinh tế lớn thứ hai thế giới dần suy yếu bởi dịch bệnh và chiến tranh thương mại, dòng vốn FDI bắt đầu chuyển hướng chảy vào khu vực Đông Nam Á.

ASEAN cùng với Ấn Độ, Nhật Bản, Úc và Trung Quốc đang tạo thành một khu vực lớn chiếm gần 40% GDP thế giới (ngang giá sức mua). Vốn đầu tư của người Trung Quốc vào các startup ở Đông Nam Á cũng đã tăng vọt gấp 4 lần. Các nhà đầu tư mạo hiểm Trung Quốc cũng nhìn thấy cơ hội tiềm tàng và thực hiện giao dịch với Đông Nam Á nhiều hơn so với Mỹ. Về điều này, Financial Times nhận xét: “Trên thực tế Trung Quốc đang ủng hộ các quốc gia láng giềng vốn đáng tin cậy hơn rất nhiều so với một cường quốc Mỹ mạnh mẽ nhưng thất thường”.

Chính bởi quyết định rút khỏi Hiệp định Đối tác Tiến bộ và Toàn diện Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của Tổng thống Mỹ Donald Trump nên các công ty từ Mastercard, Qualcomm cho đến Exxon, Pfizer đã quyết định đổ vốn đầu tư nhiều hơn vào khu vực châu Á bởi đây là cách tốt nhất để họ có thể thâm nhập thành công thị trường tiềm năng này. Năm 2019, Đông Nam Á thu hút 150 tỷ USD vốn FDI, thấp hơn Trung Quốc (200 tỷ USD) nhưng cao hơn nhiều so với Ấn Độ (50 tỷ USD).

Điều quan trọng là trong tương lai sẽ còn nhiều dòng vốn đầu tư hơn nữa đổ vào khu vực Đông Nam Á khi EU cũng đang tìm kiếm một thỏa thuận thương mại với ASEAN, cùng với việc Anh thời hậu Brexit sẽ dành ưu tiên hàng đầu cho việc khẳng định mạnh mẽ sự hiện diện của mình ở khu vực châu Á. Bấy lâu nay Trung Quốc luôn là điểm đến hàng đầu của các doanh nghiệp FDI. Tuy nhiên cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung và sự bùng phát của dịch Covid – 19 đã khiến các doanh nghiệp FDI sớm nhận ra rủi ro của việc “bỏ trứng vào một giỏ”. Từ đây nhiều công ty đã cân nhắc và chuyển hướng sang lựa chọn chiến lược “bán ở đâu sản xuất ở đó”.

Nhiều công ty đa quốc gia chọn hướng đầu tư vào Đông Nam Á để tiếp cận các thị trường tiềm năng trong khu vực này. Đơn cử trước khi các công ty Hàn Quốc chuyển sang sản xuất ở Việt Nam do ảnh hưởng của dịch Covid-19 thì điện thoại Samsung đã được sản xuất tại Bắc Ninh và Thái Nguyên. Có thể các công ty có quy trình sản xuất tinh vi như Apple khó tìm được nơi đâu có chất lượng và quy mô sản xuất lớn như nhà máy iPhone của Foxconn ở Trịnh Châu, Trung Quốc. Tuy nhiên với phương châm “không bỏ trứng vào một giỏ”, ngay cả trước khi dịch Covid – 19 bùng phát, Apple cũng đã sang khảo sát thị trường Việt Nam để thành lập các khu sản xuất tương tự.

Covid – 19 sẽ ảnh hưởng lớn đến các đơn hàng xuất khẩu, tuy nhiên các nước ASEAN đang có nhiều yếu tố thuận lợi hơn để vượt qua cơn bão dịch bệnh so với năm 1998 hay 2008 bởi vào thời điểm đó, nhu cầu suy yếu ở phương Tây đã làm tê liệt các quốc gia phụ thuộc xuất khẩu. Giờ đây, Đông Nam Á phụ thuộc vào nhau cũng như những người hàng xóm (Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ) nhiều hơn là phụ thuộc vào các quốc gia phương Tây.

Trân Nguyễn