Lạm phát Trung Quốc tăng 2,7% trong tháng 7 do chi phí thực phẩm cao hơn

Tỷ lệ lạm phát của Trung Quốc đã tăng 2,7% trong tháng 7, tăng từ mức tăng 2,5% trong tháng 6, dữ liệu công bố vào thứ Hai (10/8) cho thấy.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng thấp hơn một chút so với tỷ lệ lạm phát 2,6% mà các nhà phân tích dự đoán.

Trong khi đó, áp lực lên lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc sau tác động của đại dịch COVID-19 giảm nhẹ vào tháng 7 khi chỉ số giá sản xuất (PPI), phản ánh giá mà các nhà máy tính phí cho các nhà bán buôn đối với sản phẩm của họ, giảm 2,4% so với cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia (NBS).

Đó là mức giảm nhỏ hơn so với mức giảm 3,0% của tháng 6 và cao hơn mức giảm 2,5% mà các nhà phân tích đưa ra trong một cuộc khảo sát của Bloomberg.

Trong CPI, giá lương thực tăng 13,2% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó thịt lợn tăng 85,7%. Giá thịt lợn tháng 7 tăng 10,3% so với tháng 6.

“Khi dịch vụ ăn uống dần hồi phục, nhu cầu tiêu thụ thịt lợn tiếp tục tăng. Trong khi đó, thảm họa lũ lụt đã ảnh hưởng đến việc vận chuyển lợn, khiến nguồn cung tương đối eo hẹp”, quan chức Dong Lijuan của NBS cho biết.

Vào tháng 6, cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ của Trung Quốc đã ổn định trong bối cảnh phục hồi rõ ràng sau tác động của COVID-19.

Chỉ số quản lý mua hàng (PMI) chính thức của ngành sản xuất cho tháng 7 đứng ở mức 51,1, với mức trên 50,0 cho thấy sản lượng của nhà máy tăng trưởng, hơn mữa 50,9 vào tháng 6.

Julian Evans-Pritchard, nhà kinh tế cấp cao về Trung Quốc tại Capital Economics, cho biết: “Giá tiêu dùng tăng trong tháng trước sau đợt lũ lụt làm gián đoạn sản xuất nông nghiệp. Trong khi đó, giảm phát tại cửa nhà máy tiếp tục hạ nhiệt trong tháng 7, phản ánh sự phục hồi liên tục trong hoạt động kinh tế. Lạm phát giá tiêu dùng đã tăng từ 2,5% hàng năm vào tháng 6 lên 2,7% vào tháng 7. Điều này được thúc đẩy bởi sự gia tăng giá thực phẩm và năng lượng. Đặc biệt, lũ lụt quét qua Trung Quốc từ cuối tháng 6 dường như đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng và sản xuất ở Đồng bằng sông Dương Tử, nơi sản xuất khoảng một nửa sản lượng nông nghiệp của Trung Quốc. Lạm phát cơ bản, không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng, đã giảm từ 0,9% hàng năm xuống mức thấp nhất trong 10 năm là 0,5%.

Như vậy, nền kinh tế tổng thể của Trung Quốc đã phục hồi trở lại trong quý thứ II với tốc độ tăng trưởng 3,2% sau khi giảm 6,8% lịch sử trong ba tháng đầu năm.

Hương Giang