Kinh tế Trung Quốc lần đầu tiên bị thu hẹp sau nhiều thập kỷ

Nền kinh tế Trung Quốc đã bị thu hẹp lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ trong quý đầu tiên của năm, do dịch COVID-19 buộc các nhà máy và doanh nghiệp phải đóng cửa.

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới giảm 6,8% theo dữ liệu chính thức được công bố vào thứ Sáu.

Các thiệt hại về tài chính mà virus Corona gây ra cho nền kinh tế Trung Quốc sẽ là mối lo ngại rất lớn đối với các quốc gia khác.

Trung Quốc là một cường quốc kinh tế với tư cách là người tiêu dùng và sản xuất hàng hóa và dịch vụ lớn.

Đây là lần đầu tiên Trung Quốc chứng kiến ​​nền kinh tế của mình thu hẹp trong ba tháng đầu năm kể từ khi bắt đầu ghi nhận số liệu hàng quý vào năm 1992.

Chuyên gia Yue Su tại Cơ quan Tình báo Kinh tế cho biết GDP giảm trong tháng 1 đến tháng 3 sẽ chuyển thành tổn thất thu nhập vĩnh viễn, được phản ánh qua các vụ phá sản của các công ty nhỏ và tình trạng mất việc làm.

Năm ngoái, Trung Quốc chứng kiến ​​sự tăng trưởng kinh tế tốt, ở mức 6,4% trong quý đầu tiên, giai đoạn mà nước này bị mắc kẹt trong cuộc chiến thương mại với Mỹ.

Trong hai thập kỷ qua, Trung Quốc đã chứng kiến ​​mức tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng 9% mỗi năm, mặc dù các chuyên gia thường xuyên đặt câu hỏi về tính chính xác của dữ liệu kinh tế.

Nền kinh tế của Trung Quốc đã bị đình trệ trong 3 tháng đầu năm khi đưa ra các biện pháp ngừng hoạt động và kiểm dịch quy mô lớn để ngăn chặn sự lây lan của virus vào cuối tháng 1.

Kết quả là, các nhà kinh tế đã dự đoán con số ảm đạm, nhưng dữ liệu chính thức đến hơi tệ hơn dự kiến.

Trong số các số liệu quan trọng khác được công bố trong báo cáo hôm thứ Sáu:

  • Sản lượng nhà máy đã giảm 1,1% trong tháng 3 khi Trung Quốc dần bắt đầu sản xuất trở lại.
  • Doanh số bán lẻ giảm mạnh 15,8% trong tháng trước khi nhiều người mua sắm tại nhà.
  • Thất nghiệp đạt 5,9% trong tháng 3, khá hơn mức cao lịch sử hồi tháng 2 là 6,2%.

Phân tích: Tăng trưởng 6% bị xóa sổ

Sự suy giảm lớn cho thấy tác động sâu sắc của đợt bùng phát virus và phản ứng hà khắc của chính phủ đối với dịch bệnh đã ảnh hưởng đến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Nó xóa sạch thành tích tăng trưởng 6% của nền kinh tế Trung Quốc được ghi nhận trong bộ số liệu cuối cùng vào cuối năm ngoái.

Bắc Kinh đã báo hiệu một gói kích thích kinh tế đáng kể đang được đưa ra khi họ cố gắng ổn định và phục hồi nền kinh tế. Đầu tuần này, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản cầm quyền, Nhân dân Nhật báo, cho biết gói kích thích này sẽ mở rộng nhu cầu trong nước.

Tuy nhiên, sự chậm lại trong phần còn lại của nền kinh tế toàn cầu là một vấn đề quan trọng vì xuất khẩu vẫn đóng vai trò chính trong nền kinh tế Trung Quốc. Nếu sự giảm tốc của nền kinh tế toàn cầu thực sự xảy ra, nó sẽ không thể phục hồi nhanh chóng.

Hôm thứ Năm, Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo kinh tế Trung Quốc sẽ tránh được suy thoái kinh tế nhưng chỉ tăng trưởng 1,2% trong năm nay. Số liệu việc làm được công bố gần đây cho thấy con số thất nghiệp chính thức của chính phủ đã tăng mạnh, với số lượng làm việc trong các công ty liên quan đến thương mại xuất khẩu giảm nhiều nhất.

Trung Quốc đã tiết lộ một loạt các biện pháp hỗ trợ tài chính để giảm bớt tác động của sự chậm lại, nhưng với quy mô không giống như ở các nền kinh tế lớn khác.

“Chúng tôi không mong đợi kích thích lớn, vì điều đó vẫn không phổ biến ở Bắc Kinh. Thay vào đó, chúng tôi nghĩ rằng các nhà hoạch định chính sách sẽ chấp nhận tăng trưởng thấp trong năm nay, với triển vọng cho một năm 2021 tốt hơn”, Louis Kuijs, một nhà phân tích của Oxford econom nói.

Kể từ tháng 3, Trung Quốc đã dần bắt đầu cho phép các nhà máy tiếp tục sản xuất và cho phép các doanh nghiệp mở cửa trở lại, nhưng đây là một quá trình dần dần để trở lại mức trước thời kỳ phong tỏa.

Trung Quốc phụ thuộc rất nhiều vào các nhà máy và dây chuyền sản xuất của mình để tăng trưởng kinh tế và được mệnh danh là nhà máy của thế giới.

Thị trường chứng khoán trong khu vực cho thấy phản ứng trái chiều với dữ liệu kinh tế Trung Quốc, với chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc tăng 0,9%.

Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản đã tăng 2,5% vào thứ Sáu, mặc dù điều này phần lớn là do chỉ số khởi sắc ở Phố Wall sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tiết lộ kế hoạch nới lỏng lệnh phong tỏa.

Trân Nguyễn