Indonesia cho phép trở lại sử dụng lưới vây và lưới kéo trong vùng biển của mình

Indonesia có kế hoạch dỡ bỏ lệnh cấm sử dụng lưới vây và lưới kéo, vốn bị đặt ra ngoài vòng pháp luật dưới thời Bộ trưởng Bộ Thủy sản trước đây vì đe dọa sự bền vững của nguồn cá nước này.

Bộ Thủy sản, do Edhy Mitchowo dẫn đầu, cho biết hồi đầu tuần này, việc sửa đổi lệnh cấm năm 2016 sẽ cho phép ngư dân một lần nữa sử dụng lưới vây lưới hai thuyền, lưới vây một thuyền, lưới vây Đan Mạch, và lưới kéo đáy tôm. Edhie, người nhậm chức năm ngoái, đã lập luận về việc sử dụng các lưới này để tăng sản lượng khai thác và lần lượt thu hút đầu tư lớn hơn vào nghề đánh bắt hải sản Indonesia, với quy mô lớn thứ hai thế giới.

Trian Yunanda, Giám đốc quản lý nguồn cá tại Bộ, cho biết trong một cuộc thảo luận công khai ngày 9 tháng 6 rằng chắc chắn, sẽ có các tiêu chuẩn quốc gia được áp dụng, bao gồm các tiêu chuẩn thân thiện với môi trường. Chúng tôi cũng có thể kiểm soát việc sử dụng thông qua các quy định, hạn ngạch và giám sát.

Người tiền nhiệm của Bộ trưởng Edhie, Susi Pudjiastuti, đã cấm sử dụng các loại lưới này vì khả năng khai thác quá mức và gây thiệt hại cho hệ sinh thái biển. Quyết định của bà chủ yếu được ca ngợi ở nước ngoài bởi các nhà khoa học biển và nhà bảo tồn sinh học, nhưng bị các ngư dân trong nước phản đối, đặc biệt là những người hoạt động ở vùng Pantura ngoài khơi phía bắc Java, những người đã đầu tư rất nhiều vào trang thiết bị. Cuối cùng, Susi đã cho phép miễn cho những ngư dân này tiếp tục sử dụng lưới Đan Mạch trong khi dần dần chuyển sang lưới đánh cá bền vững hơn vào tháng 2 năm 2020.

Tuy nhiên, với việc dỡ bỏ lệnh cấm, ngư dân sẽ được tự do quay trở lại sử dụng lưới vây và lưới kéo.

Các nhà bảo tồn đã lên án quyết định này, gọi đó là một bước lùi trong nỗ lực phát triển một ngành đánh bắt cá bền vững ở nước này.

Các chuyên gia đã kêu gọi Bộ Thủy sản không nên thông qua việc dỡ bỏ lệnh cấm, và thay vào đó tập trung vào các nỗ lực thúc đẩy việc sử dụng ngư cụ bền vững, trao quyền cho ngư dân quy mô nhỏ và chống lại các hoạt động đánh bắt cá trái phép.

Susan Herawati, Tổng thư ký Liên minh về Công lý ngành ngư nghiệp, một tổ chức phi chính phủ, cho rằng nếu Bộ thủy sản không còn đứng về phía ngư dân truyền thống và quy mô nhỏ, thì tốt hơn nên giải tán hoàn toàn bộ này.

Thanh Trúc