Hoài nghi về vắc-xin AstraZeneca tại Pháp

Nadine Roger, 60 tuổi, người đang hồi phục sau bệnh ung thư vú đang sinh sống tại Paris đang có nguy cơ cao mắc COVID-19 và muốn tiêm phòng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, khi được cung cấp vắc-xin do AstraZeneca sản xuất, bà đã từ chối. Bà nói: “AstraZeneca khiến tôi sợ hãi”.

Roger, hiện là một kỹ thuật viên y tế, cho biết thay vào đó bà sẽ đợt vắc xin do công ty Johnson & Johnson của Mỹ bào chế, công ty này vẫn chưa được các cơ quan quản lý châu Âu chấp thuận. Theo số liệu gần đây nhất do Bộ Y tế Pháp cung cấp, vào cuối tháng 2, Pháp đã sử dụng 24% liều AstraZeneca, so với 82% đối với vắc xin do Pfizer / BioNTech sản xuất và 37% đối với vắc xin Moderna. Điều đó một phần là do tắc nghẽn trong công tác hậu cần, nhưng cũng do một số người Pháp không tin tưởng vào mũi tiêm AstraZeneca – mặc dù đã có nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng nó an toàn và hiệu quả – theo các cuộc phỏng vấn mà Reuters thực hiện với tám người tham gia vào đợt triển khai vắc xin của Pháp.

Họ cho biết một số người được cung cấp vắc-xin lo lắng về tác dụng phụ, hoài nghi về việc nó có hiệu quả chống lại các biến thể mới của COVID-19 hay không và bối rối trước những bằng chứng về hiệu quả của nó đối với người lớn tuổi.

Các cơ quan quản lý châu Âu khuyến cáo không nên sử dụng nó cho những người trên 65 tuổi, với lý do thiếu dữ liệu. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron được trích lời nói rằng vắc xin này là “gần như không có hiệu quả” và cơ quan quản lý Pháp kêu gọi các bệnh viện ngừng tiêm chủng cho nhân viên của họ sau khi các tác dụng phụ khiến các nhân viên tuyến đầu đổ bệnh.

Jacques Battistoni, người đứng đầu hiệp hội bác sĩ đa khoa lớn nhất ở Pháp, cho biết: “Tất cả những điều đó đã phát đi tín hiệu sai cho các nhân viên y tế, và với cả những người dân còn lại”.

 Chắc chắn, Pháp là một trong những quốc gia hoài nghi về vắc xin nhất trên toàn cầu, mặc dù các cuộc khảo sát đã cho thấy tỷ lệ công chúng có ý định tiêm chủng ngày càng tăng. Giống như các quốc gia giàu có khác, Pháp đã đưa AstraZeneca trở thành một trụ cột trong việc triển khai vắc xin của mình. Với tất cả các nhà sản xuất vắc xin lớn đang gặp vấn đề về sản xuất, các quốc gia không thể chấp nhận việc mọi người bỏ qua một trong các loại vắc xin.

Một quan chức Bộ Y tế và hai bác sĩ tham gia vào đợt triển khai cho biết việc tiếp nhận đang tăng tốc khi công tác hậu cần được cải thiện và mọi người đã quen với AstraZeneca.

Các liều AstraZenaca ban đầu được chuyển đến các bệnh viện và trung tâm tiêm chủng để nhân viên y tế tiêm chủng, và cho các bác sĩ đa khoa để tiêm chủng cho những người từ 50 đến 64 tuổi có bệnh từ trước. Trong tuần đầu tiên của đợt triển khai AstraZenaca, trùng với ngày bắt đầu kỳ nghỉ, các bác sĩ đa khoa đã đặt hàng ít hơn một nửa số liều được phân bổ của họ.

 Chủ tịch của AstraZeneca France, Olivier Nataf, nói với tờ Journal du Dimanche vào cuối tuần rằng vắc xin của công ty ông hoàn toàn có hiệu quả chống lại COVID-19 và hiệu quả 80% trong việc ngăn ngừa nhập viện. Các cơ quan quản lý châu Âu đã kết luận tác dụng phụ do vắc xin AstraZenaca gây ra không phải là nguyên nhân để nghi ngờ tính an toàn của nó. Một nghiên cứu ở Scotland trên 5,4 triệu người đã cho thấy vắc xin này, và vắc-xin Pfizer, có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa các ca bệnh nặng. Pháp, Đức và Ý đã thay đổi hướng đi và hiện đang tiêm vắc-xin cho những người trên 65 tuổi.

Minh Hoàng