“Đây là sự khởi đầu của một cuộc Chiến tranh Lạnh mới”, cựu quan chức thương mại của Trump nói về căng thẳng Mỹ-Trung đang gia tăng

Clete Willems, người từng là nhà đàm phán thương mại hàng đầu của Nhà Trắng, cho biết hôm thứ ba rằng, “Căng thẳng gia tăng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc – vốn trở nên tồi tệ hơn do đại dịch COVID-19 – là khởi đầu của Chiến tranh Lạnh mới”

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Ông Willems, cựu phó giám đốc của Hội đồng Kinh tế Quốc gia, nói trong chương trình ‘Squawk Box Asia’ của đài CNBC, rằng: “Thực tế là căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang gia tăng đáng kể tại thời điểm này”,

“Tôi biết mọi người cảm thấy khó chịu với thuật ngữ này, nhưng tôi nghĩ chúng ta phải trung thực và gọi đây là sự thật và đây là khởi đầu của Chiến tranh Lạnh mới và nếu chúng ta không cẩn thận, mọi thứ có thể trở nên tồi tệ hơn nhiều”, ông nói thêm.

Trong số các tranh chấp mới nhất giữa Washington và Bắc Kinh là nguồn gốc của virus Corona, đã làm cho hơn 3 triệu người bị lây nhiễm và giết chết hơn 250.000 người trên 187 quốc gia và vùng lãnh thổ, theo dữ liệu của Đại học Johns Hopkins.

Loại virus này lần đầu tiên xuất hiện ở thành phố Vũ Hán của Trung Quốc trước khi lan rộng ra toàn thế giới – và ở đó, và sự chỉ trích toàn cầu ngày càng tăng về cách Trung Quốc xử lý ổ dịch.

Ở Hoa Kỳ, các nhà phê bình cho rằng Bắc Kinh đã không thẳng thắn về sự nguy hiểm của virus, phản ứng quá chậm và báo cáo dưới mức độ bùng phát ở trong nước.

Trong tuần vừa qua, Tổng thống Donald Trump cho biết ông tin rằng ‘sai lầm’ của Trung Quốc là nguyên nhân gây ra đại dịch toàn cầu, trong khi Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết có số lượng lớn bằng chứng cho thấy virus có nguồn gốc từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán.

Trung Quốc đã bác bỏ nhiều tuyên bố đó và đôi khi dường như cố gắng xoay chuyển tình thế bằng cách cáo buộc rằng quân đội Hoa Kỳ có thể đã mang virus đến Vũ Hán.

Trong một bài xã luận xuất bản hôm thứ Hai, tờ Thời báo Hoàn cầu cho biết cáo buộc của ông Pompeo cho rằng virus có nguồn gốc trong phòng thí nghiệm là không có căn cứ. Họ cũng cáo buộc rằng ông Pompeo đang cố gắng làm mất thanh danh Trung Quốc để giúp Trump được tái đắc cử.

Theo bài xã luận: “Chính quyền Trump tiếp tục tham gia vào cuộc chiến tuyên truyền chưa từng có trong khi cố gắng cản trở những nỗ lực toàn cầu trong việc chống lại đại dịch COVID-19”.

“Mục tiêu cuối cùng bây giờ là giành chiến thắng trong cuộc bầu cử. Nếu sự tức giận và bất mãn của công chúng Mỹ xuất hiện do sự bất tài của Washington về cách họ xử lý đại dịch, thì chính quyền Trump sẽ thua trong tháng 11”, họ nói thêm.

Không phải tất cả là về cuộc bầu cử

Theo Willems, hiện là đối tác tại công ty luật Akin Gump cho biết: “Ngay cả ở Hoa Kỳ, đã có những tuyên bố rằng những lời phát biểu chống lại Trung quốc của chính quyền Trump leo thang trong đại dịch vì tổng thống cần tìm ai đó để đổ lỗi cho nền kinh tế yếu để tiếp tục tham gia cuộc bầu cử.”

“Nhưng một tuyên bố như vậy là quá ngây thơ”, ông nói thêm.

Ông giải thích: “Thực tế là … điều này đã xảy ra trong thời gian dài, có một sự thất vọng ngày càng tăng với các chính sách kinh tế của Trung Quốc và Trung Quốc cũng có rất nhiều câu hỏi để trả lời khi nói về virus Corona”.

Hoa Kỳ và Trung Quốc trong hai năm qua đã tham gia vào một cuộc chiến thương mại, áp đặt một lượng đáng kể thuế quan bổ sung cho các sản phẩm lcủa phía bên kia. Điều đó được đưa ra sau khi chính quyền Trump nhắm vào các hoạt động kinh tế của Trung Quốc, bao gồm cả hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ và các chính sách có lợi cho các doanh nghiệp nhà nước.

Willems, người đã rời vị trí của mình trong Nhà Trắng năm ngoái, là một phần của nhóm đàm phán Hoa Kỳ với Trung Quốc. Ông nói rằng việc bổ sung thuế – điều mà Trump đã đe dọa – không phải là câu trả lời cho nhiều vấn đề liên quan đến Trung Quốc.

Nhưng ông lưu ý rằng Hoa Kỳ cũng đang xem xét các lựa chọn khác, chẳng hạn như một cuộc điều tra về nguồn gốc của virus và liệu Trung Quốc có cố gắng che giấu sự bùng phát hay không – và điều đó là những điều khiẽn cho Trung Quốc quan tâm để cùng hợp tác.

Xuân An (Theo CNBC)