Đám tang của Nữ hoàng Elizabeth đánh dấu sự kết thúc của kỷ nguyên truyền hình?

BBC cho rằng lễ đăng quang của Nữ hoàng Elizabeth II vào năm 1953 là “sự kiện đưa truyền hình trở thành một phương tiện truyền thông chính thống”, trong khi đám tang của bà vào ngày 19/9 lại đánh dấu sự kết thúc của sự thống trị của truyền hình.
Vào thời điểm đó, việc thiếu TV có nghĩa rằng người xem sẽ tập trung trong phòng khách của bạn bè, nhà thờ và các không gian công cộng khác để xem lễ đăng quang, tạo ra trải nghiệm truyền hình chung và cảm nhận chung về lịch sử.
Giờ đây, sự phân chia giữa mạng xã hội và truyền hình ngay sau sự ra đi của nữ hoàng đã làm nổi bật cách mà các phương tiện truyền thông mới đang thay đổi văn hóa. Trên mạng xã hội, nữ hoàng thường bị bàn tán và trong nhiều trường hợp, bị tố cáo vì lịch sử thực dân của nước Anh và việc bà xử lý các vụ bê bối hoàng gia. Trong khi đó, truyền hình phần lớn mắc kẹt với kịch bản tưởng nhớ và kỷ niệm 70 năm trị vì của bà, đặc biệt là trong vòng 24 giờ đầu tiên. Câu chuyện trên mạng xã hội đã thách thức và thậm chí có thể thay đổi câu chuyện ban đầu được đưa lên TV.
Tuy nhiên, trước sự gián đoạn và phân mảnh của phương tiện truyền thông, truyền hình vẫn là nơi cung cấp thông tin chính của đời sống quốc gia ở các quốc gia như Mỹ, Anh, Canada, Australia và New Zealand.
Thomas Doherty, một nhà truyền thông và lịch sử văn hóa tại Đại học Brandeis, cho biết: “Đúng vậy, lễ đăng quang của Nữ hoàng là khoảnh khắc quan trọng khiến người Anh nhận ra rằng TV là đồ đạc thiết yếu của cuộc sống hiện đại … và là chất kết dính cho văn hóa Anh thời hậu chiến”.
Mặc dù thừa nhận những thay đổi lớn trong bối cảnh truyền thông từ năm 1953 đến ngày nay, ông vẫn nói thêm: “Tôi nghĩ rằng buổi tiễn đưa cuối cùng và bài điếu văn sẽ có một lượng lớn khán giả … một trải nghiệm được chia sẻ phổ biến mà”.
BBC sẽ phát trực tuyến các sự kiện bắt đầu khi Hội trường Westminster mở cửa lúc 8 giờ sáng theo giờ Vương quốc Anh. Đây sẽ là lần đầu tiên máy quay được phép vào bên trong tang lễ của một vị quân vương. BBC sẽ đưa tin trên cả kênh truyền hình và trang web.
Sự khác biệt về múi giờ giữa người xem Mỹ và Anh cũng như lịch trình ngày làm việc có thể khiến nhiều người Mỹ xem đám tang muộn hơn trong ngày trên Internet và video trên mạng xã hội hơn là trên truyền hình trực tiếp. Robert Thompson, giáo sư truyền thông và văn hóa đại chúng tại Đại học Syracuse cho rằng chênh lệch múi giờ đủ để ảnh hưởng đến quy mô khán giả vào thứ Hai.
Mặc dù cả Thompson và Doherty đều đánh giá cao sức mạnh ngày càng tăng của phương tiện truyền thông kỹ thuật số và thừa nhận rằng thời đại của TV đang dần trôi qua, nhưng cả hai đều không nghĩ rằng đám tang hôm thứ Hai sẽ đánh dấu sự kết thúc của Kỷ nguyên truyền hình.
Doherty nói: “Tôi không nghĩ rằng đám tang của Nữ hoàng sẽ đánh dấu sự chấm hết của truyền thông. Nếu một sự kiện nào đó giống như vụ 11/9 xảy ra một lần nữa, tất cả chúng ta sẽ đều mở TV xem – điều cho thấy tính phổ biến của trải nghiệm tập thể và sức mạnh thôi miên của màn ảnh rộng”.
Thompson cũng đồng tình với điều này: “Tôi không nghĩ lễ tang sẽ là sự kiện toàn cầu vĩ đại cuối cùng của kỷ nguyên truyền hình. Tuy nhiên, các sự kiện truyền hình toàn cầu lớn trong tương lai có thể sẽ là những thảm họa: một vụ ám sát, một cuộc tấn công khủng bố, một sự kiện hạt nhân có chủ ý hoặc ngẫu nhiên, một thảm họa thiên nhiên lớn, một đại dịch, hay một cuộc đảo chính trong một nền dân chủ lớn ở Bắc Mỹ”.
Hoàng Anh