Cuộc suy thoái kinh tế tiếp theo có thể như thế nào?

Các cuộc suy thoái thường rất khó dự đoán, nhưng các ngân hàng lớn và các nhà kinh tế nổi tiếng ngày một cho rằng một cuộc suy thoái đang sắp xảy ra khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đẩy mạnh cuộc chiến chống lạm phát.

Fed đang hy vọng đạt được kỳ tích kinh tế hiếm hoi khi chuyển sang chế độ chống lạm phát hoàn toàn: hạ nhiệt nhu cầu của người tiêu dùng đủ để giá cả ngừng tăng, mà không đè bẹp nền kinh tế đến mức đẩy đất nước vào cuộc suy thoái. Mặc dù các nhà hoạch định chính sách của Fed đang trông đợi vào việc tìm ra điểm ngọt khó nắm bắt – được gọi là cuộc hạ cánh mềm – lịch sử cho thấy Fed thường phải rất vất vả để lèo lái giữa chính sách thắt chặt và duy trì tăng trưởng kinh tế.

Bank of America, Deutsche Bank, Wells Fargo và Goldman Sachs là một trong những công ty đáng chú ý nhất dự báo về khả năng suy thoái trong vòng hai năm tới, khi ngân hàng trung ương Mỹ tiến hành thắt chặt chính sách tiền tệ nhằm hạ nhiệt nhu cầu tiêu dùng và giảm lạm phát quay trở lại mục tiêu 2%.

Trong khi nền kinh tế vẫn khá mạnh vào thời điểm hiện tại, ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy Phố Wall có thể đúng: Tăng trưởng kinh tế ở Mỹ đã chậm lại, Cục Thống kê Lao động đã báo cáo vào đầu tháng này rằng tổng sản phẩm quốc nội bất ngờ giảm trong quý đầu tiên của năm, đánh dấu hoạt động tồi tệ nhất kể từ mùa xuân năm 2020, khi nền kinh tế vẫn chìm sâu trong cơn suy thoái do COVID-19 gây ra.

Suy thoái về mặt kỹ thuật được xác định bằng hai quý liên tiếp của tăng trưởng kinh tế âm và được đặc trưng bởi tỷ lệ thất nghiệp cao, tăng trưởng GDP thấp hoặc âm, thu nhập giảm và doanh số bán lẻ chậm lại. Nhưng chúng rất khác nhau về cách chúng thực sự biểu hiện, điều này cũng khó dự báo như nhau.

Nghiên cứu gần đây của Alan Blinder, cựu phó chủ tịch Hội đồng Dự trữ Liên bang và một nhà kinh tế học của Princeton đã xác định được 11 chu kỳ thắt chặt của Fed kể từ năm 1965, trong đó 8 chu kỳ tiếp theo là suy thoái. Hầu hết các cuộc suy thoái đều rất nhẹ nhàng: Có 5 trường hợp GDP giảm dưới 1% hoặc không có sự suy giảm kinh tế nào.

Blinder đã viết trên tờ Wall Street Journal gần đây. “Tỷ lệ có thể là trên 50% ngay cả trước báo cáo GDP [quý đầu tiên] được công bố. Nhưng điều quan trọng cần lưu ý là bất kỳ cuộc suy thoái nào cũng không sẽ kéo dài, trái ngược với những năm 1970 và đầu những năm 1980”.

Các chiến lược gia của Deutsche Bank, vốn là các nhà kinh tế đầu tiên ở Phố Wall dự đoán suy thoái dẫn đầu là chuyên gia Matthew Luzzetti – đã dự đoán một cuộc suy thoái sẽ bắt đầu vào tháng 4 tới do những nỗ lực của Fed để kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cho biết đây có thể sẽ là một giai đoạn “nhẹ”, khác nhiều so với những gì người Mỹ đã trải qua trong năm 2008 và 2020. Điều đó có thể giống như một vài năm tăng trưởng yếu ớt hoặc một cuộc suy thoái rất ngắn trong đó GDP không giảm quá nhiều và nền kinh tế phục hồi tương đối nhanh chóng.

Trung Dũng