COVID-19 đã thay đổi suy nghĩ trong chính trường Đức

Đức đã thực hiện một bước ngoặt mạnh mẽ trong chính sách do cuộc khủng hoảng COVID-19, điều mà một nhà kinh tế đã mô tả là “trong cải rủi có cái may”.

Cho đến khi bắt đầu đại dịch, Đức từ lâu đã là người ủng hộ chính sách tài khóa thận trọng và ngân sách cân bằng. Điều này thậm chí đã được ghi vào hiến pháp rằng Đức không nên mở rộng gánh nặng nợ nần. Ngoài ra, Đức thường chống lại các kế hoạch lớn cho hội nhập châu Âu. Tuy nhiên, cách tiếp cận chính trị của họ giờ đã thay đổi với cuộc khủng hoảng COVID-19, và điều này có tác động đáng kể đối với thị trường tài chính.

Carsten Brzeski, kinh tế gia trưởng của ING Germany, nói: Cuộc khủng hoảng này rõ ràng đã dẫn đến một bước ngoặt đáng chú ý trong chính trường Đức. Lần đầu tiên, bước ngoặt này có nghĩa là thoát khỏi các biện pháp thắt lưng buộc bụng, thực sự sử dụng chính sách tài khóa trong thời đại mà lãi suất bị duy trì ở mức âm, nhưng cũng thực sự đầu tư vào hội nhập châu Âu.

Chính phủ Đức đã công bố hơn 450 tỷ euro (tương đương 505 tỷ USD) cho đến nay trong việc kích thích tài khóa ngay lập tức để bảo vệ nền kinh tế khỏi cuộc khủng hoảng đang diễn ra. Con số này chiếm 13,3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2019, theo Bruegel.

Berlin đã có thể sử dụng tài chính công của mình theo cách mà không một quốc gia châu Âu nào có được. Hầu hết các chính phủ châu Âu đã chọn cách trì hoãn các khoản thanh toán thuế và các biện pháp khác không nhất thiết làm căng thẳng tài chính của họ hơn nữa và làm tăng thâm hụt của họ.

Jens Suedekum, giáo sư kinh tế quốc tế tại Viện kinh tế Duesseldorf, nói với CNBC: Đức không có hứng thú với việc vay nợ (trước đại dịch). Sau đại dịch COVID-19, Đức về cơ bản đã tung ra gói giải cứu lớn nhất trên toàn thế giới. Có một sự thay đổi khá lớn về tài chính công của Đức.

Ngoài ra, Thủ tướng Đức Angela Merkel hồi tháng 5 tuyên bố bà sẽ ủng hộ chương trình vay nợ quy mô lớn ở cấp EU – điều từng là điều cấm kỵ trong chính trị Đức trong nhiều năm. Do đó, nhiều nhà phân tích, những người từng lo lắng về sự ổn định của khu vực đồng euro trong dài hạn, đã ca ngợi thông báo từ Merkel.

Thực tế là nhiều thành viên chính phủ (Đức) đã nói rằng chúng ta cần sự đoàn kết của châu Âu và chúng ta cần hội nhập hơn nữa, tôi nghĩ rằng nó thực sự đánh dấu một sự thay đổi lớn, (một) sự thay đổi lớn trong trái tim chính trị Đức, sau đó là “cái may trong điềm rủi của cuộc khủng hoảng COVID-19”, ông Brzeski nói.

Sự thay đổi cho thấy các nhà đầu tư rằng Đức cam kết hỗ trợ nền kinh tế và sự ổn định của EU, bất kể thái độ trước đó của họ ra sao. Thị trường đã hoan nghênh động thái này.

Chỉ số chứng khoán chính của Đức đã tăng khoảng 48% kể từ khi chạm mức thấp nhất cho đến năm 2020 vào ngày 18 tháng 3. Chỉ số Stoxx 600, đã tăng khoảng 31% so với cùng kỳ.

Thanh Trúc