Có phải kỷ nguyên ‘Made in India’ của iPhone sắp bắt đầu?

Khi Apple nhìn xa hơn Trung Quốc để đảm bảo các chuỗi cung ứng quan trọng đang bị căng thẳng bởi các đợt đóng cửa do COVID-19 và bị đe dọa bởi căng thẳng địa chính trị gia tăng, Ấn Độ đã nổi lên như một giải pháp thay thế tiềm năng hấp dẫn cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

New Delhi – đối thủ lớn trong khu vực của Bắc Kinh – không bỏ lỡ cơ hội nào. Tháng trước, một trong những bộ trưởng hàng đầu của Ấn Độ cho biết công ty có trụ sở tại California muốn tăng sản lượng tại quốc gia Nam Á này lên 1/4 tổng sản lượng.

Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp Piyush Goyal cho biết Apple đã sản xuất được từ 5% đến 7% sản phẩm của mình tại Ấn Độ. Phát biểu tại một sự kiện vào tháng 1/2023, ông nói: “Nếu tôi không nhầm, họ đang đặt mục tiêu tăng tới 25% sản lượng của họ”.

Bình luận của ông được đưa ra vào thời điểm Foxconn, nhà cung cấp hàng đầu của Apple, đang tìm cách mở rộng hoạt động tại Ấn Độ sau khi bị gián đoạn nguồn cung nghiêm trọng ở Trung Quốc.

Trong nhiều năm, Apple đã dựa vào mạng lưới sản xuất rộng lớn ở Trung Quốc để sản xuất hàng loạt iPhone, iPad và các sản phẩm phổ biến khác. Tuy nhiên, sự phụ thuộc của Apple vào nước này đã được thử nghiệm vào năm ngoái bởi chiến lược Không-COVID nghiêm ngặt của Bắc Kinh. Chiến lược này đã nhanh chóng bị dỡ bỏ vào tháng 12 năm ngoái.

Kể từ giữa năm ngoái, Apple đã tăng gấp đôi nỗ lực đầu tư vào Ấn Độ. Nhưng nền kinh tế lớn thứ ba châu Á có thể ấp ứng Apple?

Liệu Trung Quốc+1= Ấn Độ?

Giám đốc điều hành Apple Tim Cook cho biết trong một cuộc gọi thu nhập gần đây: “Ấn Độ là một thị trường cực kỳ thú vị đối với chúng tôi và là trọng tâm chính. Nhìn vào hoạt động kinh doanh ở Ấn Độ, chúng tôi đã lập kỷ lục doanh thu hàng quý và tăng trưởng hai con số rất mạnh qua từng năm và vì vậy chúng tôi cảm thấy rất hài lòng về hiệu quả hoạt động của mình”.

Ấn Độ chuẩn bị vượt qua Trung Quốc trong năm nay để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới. Lực lượng lao động dồi dào và giá rẻ của đất nước, bao gồm những công nhân có kỹ năng kỹ thuật quan trọng, là một sức hút lớn đối với các nhà sản xuất.

Nền kinh tế lớn thứ ba châu Á cũng mang đến một thị trường nội địa đang phát triển. Vào năm 2023, khi những lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu vẫn còn, Ấn Độ được dự đoán sẽ vẫn là nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Nếu có thể duy trì đà phát triển đó, Ấn Độ có thể trở thành quốc gia thứ ba duy nhất có GDP trị giá 10 nghìn tỷ đô la vào năm 2035, theo Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh.

Các nhà phân tích cho rằng cơ sở người tiêu dùng ngày càng tăng của Ấn Độ có thể giúp Ấn Độ có lợi thế hơn Việt Nam, vốn cũng đang thu hút đầu tư nhiều hơn vào sản xuất điện tử.

Chính phủ Ấn Độ đã đưa ra các chính sách thu hút đầu tư vào lĩnh vực sản xuất điện thoại di động. Theo chuyên gia Pathak của Counterpoint, Ấn Độ chiếm 16% sản lượng điện thoại thông minh toàn cầu, trong khi Trung Quốc chiếm 70%.

Tuy nhiên, sản xuất ở Ấn Độ đi kèm với vô số thách thức. Theo Ngân hàng Thế giới, nó chỉ chiếm 14% GDP của Ấn Độ và chính phủ đã phải vật lộn để tăng con số đó.

Apple cũng sẽ phải đối mặt với nhiều tệ nạn quan liêu hơn ở Ấn Độ nếu họ muốn tạo ra những khuôn viên rộng lớn kiểu Trung Quốc. Chuyên gia Pathak đặt câu hỏi: “Liệu Ấn Độ có thể sao chép phiên bản Thâm Quyến không??. Ông nói thêm rằng việc xây dựng những “điểm nóng” như vậy sẽ không dễ dàng và sẽ đòi hỏi Ấn Độ phải suy nghĩ về các vấn đề từ hậu cần và cơ sở hạ tầng cho đến nguồn nhân công sẵn có.

Các chuyên gia nói với CNN rằng việc tiếp cận đất đai trong một nền dân chủ hỗn loạn như Ấn Độ có thể là một thách thức, trong khi Đảng Cộng sản Trung Quốc gặp ít rào cản hơn trong việc chiếm đoạt bất động sản một cách nhanh chóng vì những lý do mà họ cho là quan trọng.

Ấn Độ cũng sẽ phải suy nghĩ về việc vượt ra ngoài việc chỉ lắp ráp iPhone thông qua các chính sách thuận lợi của chính phủ.

Trung Anh