Các thương hiệu lớn châu Á đứng ngoài chiến dịch tẩy chay Nga

Trong những tuần sau khi Nga xâm lược Ukraine vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, phản ứng của thế giới doanh nghiệp đã bộc lộ sự chia rẽ giữa Đông và Tây.

Khi các công ty Bắc Mỹ và châu Âu vội vã cắt đứt quan hệ với Nga, các công ty châu Á chủ yếu đứng ngoài các chiến dịch cô lập và trừng phạt Moscow.

Trong số hơn 1.100 công ty đã công bố kế hoạch rút khỏi Nga hoặc thu hẹp quy mô hoặc tạm dừng hoạt động tại quốc gia này — bao gồm những cái tên quen thuộc như McDonald’s, Coca-Cola, Starbucks, Apple và Nike — chưa đến 100 công ty đến từ châu Á, theo số liệu thống kê từ Viện Lãnh đạo Giám đốc Điều hành (CELI) tại Trường Quản lý Yale.

Chỉ riêng Nhật Bản đã chiếm hơn một nửa số công ty châu Á giảm hoạt động với Nga, chỉ một số ít công ty ở các nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc cắt giảm quan hệ.

Theo các nhà phân tích, sự chia rẽ Đông-Tây trong thế giới kinh doanh chỉ ra những nhận thức khác nhau về mức độ liên quan của xung đột đối với khu vực của họ.

Martin Roll, một nhà tư vấn thương hiệu tại Singapore và là tác giả của Chiến lược thương hiệu châu Á, nói với Al-Jazeera: “Nước Nga có phần xa xôi đối với châu Á và người châu Á. Khi Nga được đề cập trong chương trình nghị sự ở châu Á, nó chủ yếu là về các vấn đề năng lượng và thương mại hơn là các vấn đề sâu sắc về Chiến tranh Lạnh và ký ức xã hội chung. Vì vậy, cuộc chiến ở Ukraine ở mức độ tổng thể xa hơn ở châu Á. Điều đó không có nghĩa là châu Á và người châu Á không nhìn thấy hoặc không quan tâm, cuộc chiến đó cách xa châu Á. Có rất nhiều cuộc xung đột trên thế giới, và cuộc chiến ở Ukraine là một trong số đó, mặc dù là một cuộc xung đột ở quy mô chưa từng có”.

Ở một mức độ lớn, phản ứng của các tập đoàn đã phản ánh lập trường của các chính phủ nơi họ đặt trụ sở.

Nhật Bản, một đồng minh thân cận của Mỹ cũng có liên quan đến một số tranh chấp lãnh thổ với Nga, cho đến nay đã đưa ra đường lối cứng rắn nhất đối với Moscow trong khu vực, đưa ra nhiều vòng trừng phạt đối với các quan chức và thực thể của Nga.

Các thương hiệu nổi tiếng toàn cầu như Toyota, Sony, Nissan và Nintendo nằm trong số 50 công ty Nhật Bản đã rời khỏi Nga hoặc thu hẹp hoạt động.

Tại Trung Quốc và Ấn Độ, những quốc gia từ chối lên án Nga hoặc áp đặt các biện pháp trừng phạt đồng thời tăng cường nhập khẩu năng lượng của Nga, nhiều thương hiệu lớn nhất, bao gồm nhà sản xuất ô tô Ấn Độ Bajaj Auto và gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Alibaba và Didi, vẫn tiếp tục kinh doanh như bình thường.

Tổng cộng, chỉ có 12 công ty Trung Quốc và Ấn Độ, bao gồm cả Ngân hàng Trung Quốc và Tata Steel, đã cắt giảm quan hệ.

Tại Hàn Quốc, một đồng minh của Mỹ, đã cố gắng thể hiện một thái độ có nhiều sắc thái hơn đối với Nga so với nước láng giềng Nhật Bản, năm công ty đã tuyên bố đình chỉ hoạt động tại Nga, bao gồm cả các tập đoàn hàng đầu Samsung và Hyundai.

Singapore, Malaysia và Việt Nam, vốn có truyền thống tìm cách cân bằng mối quan hệ giữa Đông và Tây, giữa họ chỉ có 5 công ty công khai tìm cách tách mình khỏi Nga.

Trong khi các công ty ở phương Tây chịu áp lực nghiêm trọng phải xa lánh Nga, thì các thương hiệu ở châu Á có thể vẫn lèo lái trong lúc thái độ người dân vẫn thờ ơ.

Như Mây