Các công ty Trung Quốc tìm cách tận dụng làn sóng thương mại điện tử xuyên biên giới mới do COVID-19

Một số công ty Trung Quốc đang khai thác một cơ hội tăng trưởng mới trong mua sắm trực tuyến trong bối cảnh căng thẳng thương mại và đại dịch COVID-19.

Trong khi thương mại điện tử đã trở thành một phần của cuộc sống hiện đại trên khắp thế giới thông qua những người khổng lồ như Amazon và Alibaba, mua sắm trực tuyến vẫn là một phần nhỏ trong tổng doanh số bán lẻ. Ngay cả ở Trung Quốc, nơi việc giao hàng đã trở thành một phần của cuộc sống đô thị, doanh số bán hàng trực tuyến của các hàng hóa cụ thể vẫn chỉ chiếm khoảng một phần tư doanh số bán lẻ nói chung, theo dữ liệu chính thức.

Tỷ lệ đó được dự kiến sẽ gia tăng, ở Trung Quốc và trên toàn thế giới. Nhiều doanh nghiệp cũng đang khai thác các nền tảng thương mại điện tử để bán trực tiếp cho người tiêu dùng, thay vì đi qua các hệ thống phân phối cửa hàng truyền thống.

Suresh Dalai, Giám đốc tại công ty tư vấn Alvarez & Marsal tập trung vào các hoạt động bán lẻ ở châu Á, cho biết trong một email: Xu hướng hiện nay là chuyển hàng trực tiếp ra khỏi Trung Quốc thông qua các kênh mua sắm kỹ thuật số xuyên biên giới, giúp giảm bớt một số xu hướng giảm trong xuất khẩu của Trung Quốc do chiến tranh thương mại và gia tăng căng thẳng chính trị giữa Trung Quốc và các nước khác. Bằng chứng về xu hướng vận chuyển hàng xuyên biên giới này xuất phát từ sự phát triển của các trang web mua sắm xuyên biên giới như AliExpress, AliExpress và Globalsource.com, và đặc biệt là ở (Đông Nam) châu Á, ông nói.

Chỉ riêng ở Đông Nam Á, nền kinh tế internet ở khu vực với 570 triệu dân ngoài khơi bờ biển phía đông nam Trung Quốc dự kiến sẽ tăng hơn gấp ba, lên đến 300 tỷ USD giá trị hàng hóa vào năm 2025, theo báo cáo của Google, Temasek và Bain.

Tác động của căng thẳng thương mại

Các nhà máy Trung Quốc cũng đang khám phá kênh bán hàng “từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng” (B2C) trên các nền tảng thương mại điện tử, bỏ qua các nhà phân phối bán buôn để bán trực tiếp cho các cá nhân. Người mua có thể mua một phiên bản tùy chỉnh của một mặt hàng, trong khi một nhà máy có thể sản xuất hàng tồn kho khi cần thiết.

Ngoài ra, sự không chắc chắn dai dẳng xung quanh căng thẳng thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc đang thúc đẩy các doanh nghiệp Trung Quốc nhìn vào các thị trường khác nhau – và các nền tảng khác nhau.

Công ty máy pha cà phê có trụ sở tại Quảng Đông HiBrew bắt đầu bán thông qua AliExpress vào tháng 7 năm 2019, một phần trong nỗ lực tiếp cận thị trường châu Âu, theo tổng giám đốc HiBrew, Zeng Qiuping, dựa trên bản dịch của CNBC về những nhận xét bằng tiếng Quan thoại của ông. Trước đó, ông cho biết thị trường chính của công ty là Hoa Kỳ, nhưng thuế quan khiến chi phí đội lên.

Môi trường thương mại quốc tế đang khiến việc bán buôn “từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp” (B2B) trở nên khó khăn hơn, trong khi mạng lưới hậu cần tốt hơn cho phép người bán tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, ông nói. Phần lớn các nhà máy vẫn cần dựa vào chuỗi cung ứng bán buôn truyền thống để tồn tại, Zeng nói. Tuy nhiên, B2C, một mô hình tiêu thụ mới, sẽ tiếp tục phát triển. Nó vẫn chưa đạt đến mức trần.

Tăng cường hậu cần

Mô hình bán hàng trực tiếp đã phát triển trong phạm vi Trung Quốc.

Theo Cainiao, hãng vận tải của Alibaba, nền tảng thương mại điện tử Taobao của Alibaba đã ra mắt một phiên bản đặc biệt trực tuyến, hồi tháng 3, tập trung vào các nhà máy, với nhiều đơn đặt hàng thương mại đã bị trì hoãn hoặc hủy bỏ do virus lan truyền trên toàn cầu. Lời kêu gọi ban đầu đầu hướng tới các doanh nghiệp định hướng xuất khẩu đã thu hút 300.000 nhà máy Trung Quốc và 110 triệu đơn đặt hàng, công ty cho biết. Tính đến tháng này, ít nhất 1,2 triệu nhà máy đã tham gia vào nền tảng này, với doanh số tăng gấp sáu lần từ tháng 6 đến tháng 7, theo Cainiao.

Sự cần thiết của công nghệ

Một số start-up Trung Quốc đang tìm cách tận dụng những xu hướng này.
Virus đã khiến các đơn đặt hàng biến động nhiều hơn và buộc phải số hóa ngành công nghiệp hậu cần nhằm nâng cao hiệu quả, theo Mingming Huang, đối tác tại Quỹ Capital Discovery Fund. Ông Huang khẳng định: Capital Discovery Fund tin rằng trong tương lai, công ty hậu cần tốt nhất chắc chắn sẽ là một công ty công nghệ.

Ân Thuyên