Anh đã ký 13 FTA để chuẩn bị cho BREXIT
Liên minh châu Âu (EU) có khoảng 40 hiệp định thương mại tự do, với hơn 70 quốc gia. Điều đó có nghĩa là Vương quốc Anh, với tư cách là thành viên của EU, hiện có thể giao dịch với các quốc gia mà không phải trả thuế nhập khẩu đối với hầu hết hàng hóa.
Để tránh điều này, chính phủ Anh đang trong quá trình triển khai các thỏa thuận thương mại tự do hiện có của EU với các quốc gia khác – trị giá chiếm khoảng 11% tổng thương mại của Anh. Vương quốc Anh cho biết muốn sao chép các thỏa thuận thương mại của EU càng nhiều càng tốt và để sẵn sàng ra đi trong trường hợp Brexit không có thỏa thuận.
Nếu Brexit xảy ra vào ngày 31 tháng 10 như dự kiến hiện nay, Vương quốc Anh sẽ được tự do đàm phán và ký các thỏa thuận thương mại với các quốc gia mà EU không có hiệp định thương mại. Tuy nhiên, Vương quốc Anh cũng sẽ cần đàm phán một thỏa thuận thương mại tự do với EU để đảm bảo tiếp tục miễn thuế đối với thị trường lớn này của mình.
Năm ngoái, EU chiếm 46% xuất khẩu của Anh, trong khi Mỹ chiếm 19%. Cho đến nay, Vương quốc Anh đã ký 13 FTA để duy trì tính liên tục của thương mại tự do với 38 quốc gia hoặc vùng lãnh thổ. Trong đó, các thỏa thuận với Hàn Quốc (ký ngày 22 tháng 8), Trung Mỹ (18 tháng 7), Các nước Andean (15 tháng 5), Na Uy và Iceland (2 tháng 4), Các quốc gia Caribbean (22 tháng 3), Quần đảo Thái Bình Dương (14 tháng 3), Liechtenstein (28 tháng 2), Israel (18 tháng 2), Chính quyền Palestine (18 tháng 2), Thụy Sĩ (11 tháng 2), Quần đảo Faroe (1 tháng 2), Đông và Nam Phi (31 tháng 1), Chile (30 tháng 1).
Ngoài ra, chính phủ Anh đã tuyên bố vào ngày 11 tháng 9 rằng họ đã bảo đảm “một thỏa thuận về nguyên tắc” với sáu quốc gia châu Phi là Nam Phi, Botswana, Lesoto, Namibia, Eswatini (trước đây là Swaziland) và Mozambique.
Thỏa thuận này dự kiến sẽ được chính thức ký kết trong thời gian ngắn. Trong số các FTA đã được ký kết, hiệp định với Hàn Quốc là thỏa thuận đầu tiên mà Anh ký kết ở Châu Á, phù hợp với các điều hoản của hiệp định thương mại hiện có giữa Hàn Quốc và EU. Bên cạnh đó, Vương quốc Anh cũng đã ký thỏa thuận với Mỹ, Australia và New Zealand, nhưng đây là các thỏa thuận công nhận lẫn nhau và không phải là các hiệp định thương mại tự do. Thỏa thuận với Australia và New Zealand sao chép tất cả các khía cạnh của các thỏa thuận hiện tại của EU khi công nhận các tiêu chuẩn sản phẩm, chẳng hạn như ghi nhãn và chứng nhận rượu vang. Thỏa thuận với Mỹ đặc biệt có lợi cho ngành dược phẩm chiếm khoảng 7,7 tỷ bảng xuất khẩu của Anh sang Mỹ – khoảng 18% tổng số.
Dù đã có một số tiến bộ trong việc ký kết các thỏa thuận nhằm duy trì quan hệ thương mại của Anh với các đối tác hiện tại của EU, việc hoàn thành tất cả các thỏa thuận kịp thời vào ngày 31 tháng 10 có thể khó khăn. Những thỏa thuận hiện có này sẽ có liên quan đến luật pháp EU, vì vậy nước Anh không thể tránh một số cuộc đàm phán.
Một số quốc gia cũng có thể e ngại trong việc ký kết các thỏa thuận ngay bây giờ, do không rõ Brexit cuối cùng sẽ trông như thế nào. Hậu quả có thể là gì nếu các thỏa thuận thương mại không được thực hiện đầy đủ và Vương quốc Anh rời khỏi EU mà không có thỏa thuận nào? Với các quốc gia mà Vương quốc Anh không có thỏa thuận thương mại chính thức, cả hai sẽ phải giao dịch theo các quy tắc do Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) giám sát.
Thương mại sẽ không dừng lại nếu điều này xảy ra nhưng một số rào cản sẽ tăng lên, vì khi có các hiệp định thương mại tự do thì sẽ có các ưu đãi thương mại tốt hơn so với các điều khoản của WTO.
Hữu Hưng