Kế hoạch hậu Brexit của Anh khiến thỏa thuận thương mại với EU – và Mỹ – gặp rủi ro
Hiện ngày một khó có khả năng rằng Anh sẽ đạt được thỏa thuận thương mại với Liên minh châu Âu – và điều đó cũng có thể gây tổn hại cho cơ hội đạt được thỏa thuận trong tương lai với Mỹ.
Hôm thứ Tư, Chính phủ Anh đã vạch ra kế hoạch thương mại sau khi hoàn toàn rời khỏi EU vào cuối năm nay với hai thông báo quan trọng.
Thứ nhất, họ đề xuất Dự luật Thị trường Nội bộ, trao cho chính phủ Vương quốc Anh quyền lực mạnh mẽ hơn đối với các quy tắc thương mại ở Scotland, Wales và Bắc Ireland.
Thứ hai, chính phủ cho biết Vương quốc Anh sẽ không tuân theo các quy tắc của EU về viện trợ nhà nước – một trở ngại chính trong các cuộc đàm phán với châu Âu cho đến nay. Thay vào đó, họ sẽ áp dụng các quy tắc viện trợ của nhà nước được thống nhất ở cấp Tổ chức Thương mại Thế giới, vốn ít nghiêm ngặt hơn.
Paolo Palmigiano, đối tác của công ty luật Taylor Waging, nói với CNBC: “Đó là công thức của thảm họa.
Luật được đề xuất phải được Quốc hội Vương quốc Anh thông qua trước khi trở thành luật.
Tuy nhiên, nó đặt ra câu hỏi về khả năng của Vương quốc Anh trong việc áp dụng khuôn khổ WTO – nhằm giải quyết các vấn đề thương mại giữa hai quốc gia khác nhau – đối với sự hình thành bốn quốc gia duy nhất của mình.
Ngoài ra, việc công bố Dự luật Thị trường Nội bộ khiến các cuộc đàm phán thương mại đang diễn ra với Liên minh Châu Âu gặp rủi ro.
Ursula von der Leyen, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, cho biết hôm thứ Tư rằng bà “rất lo ngại về thông báo từ chính phủ Anh.”
Tại sao EU quan tâm?
Để rời khỏi Liên minh Châu Âu, chính phủ Vương quốc Anh đã nhất trí về Thỏa thuận ra đi hồi tháng 1/2020. Việc thực hiện nó là điều kiện tiên quyết để EU ký kết bất kỳ thỏa thuận thương mại nào với chính phủ Vương quốc Anh.
Trong Thỏa thuận ra đi, Vương quốc Anh đã đồng ý rằng viện trợ nhà nước do chính phủ Anh cung cấp trên một ngưỡng nhất định sẽ tác động đến thương mại giữa Bắc Ireland và phần còn lại của EU sẽ phải được Ủy ban châu Âu phê duyệt.
Theo dự luật mới nhất của chính phủ, chính phủ Vương quốc Anh đã phủ nhận nội dung đó bằng cách trao quyền cho các bộ trưởng của mình “từ chối” quy định liên quan đến viện trợ của nhà nước.
Ông Palmigiano nói: “Dự luật vi phạm nghĩa vụ này. Do đó, các chuyên gia luật, chính trị gia và thậm chí một thành viên của chính phủ Vương quốc Anh đã nói rằng Dự luật Thị trường Nội bộ, nếu được các nhà lập pháp Vương quốc Anh thông qua, sẽ vi phạm luật pháp quốc tế.
Tại sao Mỹ quan tâm?
Bà Nancy Pelosi, Chủ tịch Hạ viện và là một nhà lập pháp có tiếng nói của Đảng Dân chủ, hôm thứ Tư cho biết nếu Vương quốc Anh vi phạm các thỏa thuận quốc tế của mình, họ “sẽ hoàn toàn không có cơ hội để một thỏa thuận thương mại với Mỹ thông qua Quốc hội”.
Chính phủ Vương quốc Anh có thể khiến uy tín quốc tế của mình gặp rủi ro nếu họ thực sự phủ nhận các nội dung trong thỏa thuận ra đi được nhất trí với EU.
Chiến thuật đàm phán?
Các nhà phân tích tại công ty tư vấn Eurasia Group cho biết: “Chúng tôi hiện cho rằng Brexit không có thỏa thuận là khả năng xảy ra cao nhất vào cuối năm nay, xác suất là 60%”.
Cựu Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker cho biết hôm thứ Ba rằng Brexit không có thỏa thuận nào là kết quả có khả năng xảy ra nhất.
Những người khác tin rằng những thay đổi pháp lý là “chiến thuật đàm phán” từ chính phủ Vương quốc Anh để có được nhượng bộ trong các cuộc đàm phán thương mại với EU.
Cả hai bên đều cho biết họ chỉ còn thời hạn đến giữa tháng 10 để thống nhất các quy tắc thương mại mới.
Vương quốc Anh hiện đang trong giai đoạn chuyển tiếp sau khi nước này không còn thành viên của EU vào tháng 1, nhưng giai đoạn này sẽ hết hạn vào ngày 31 tháng 12.
Kim Phương