Con đường của châu Phi để phục hồi kinh tế hậu COVID-19 khá âm u
Việc đưa ra dự đoán luôn là một nhiệm vụ khó khăn. Điều này đặc biệt đúng khi nói về dự báo kinh tế cho các nước châu Phi. Một trong nhiều lý do là một phần lớn các nền kinh tế nằm trong khu vực phi chính thức và cung cấp ít nguồn dữ liệu đáng tin cậy hơn để đưa ra các ước tính.
Nhưng khi nói đến cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu sau đại dịch COVID-19, ngay cả một tổ chức bảo thủ đáng tin cậy như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã buộc phải điều chỉnh lại ước tính của mình chỉ hai tháng sau dự đoán đầu tiên.
Hiện tại, ước tính nền kinh tế khu vực châu Phi hạ Sahara sẽ giảm -3,2% trong năm nay, tăng 1,6 điểm phần trăm so với tháng 4. Tăng trưởng hiện được dự kiến sẽ sụp đổ ở nhiều quốc gia, đặc biệt là những nước phụ thuộc vào du lịch và tài nguyên, như các nhà xuất khẩu dầu mỏ và khoáng sản. Tăng trưởng ở các nền kinh tế không có tài nguyên dự kiến sẽ rơi vào thế bế tắc.
Trong khi dự báo tăng trưởng của các nước Châu Phi hạ Sahara có vẻ tồi tệ, một mối quan tâm dài hạn quan trọng là việc GDP bình quân đầu người thực sự trong khu vực dự kiến sẽ thu hẹp tới -5,4% trong năm nay có thật hay không. IMF cho biết điều này khiến GDP bình quân đầu người giảm 7 điểm phần trăm dưới mức dự kiến vào tháng 10 năm ngoái. Trên thực tế, nó có thể xóa sạch gần mười năm tiến bộ trong việc giảm nghèo trong khu vực.
Tăng trưởng ở châu Phi hạ Sahara dự kiến sẽ dần hồi phục nếu đại dịch chậm lại trong nửa cuối năm 2020 với IMF dự báo sẽ quay trở lại mức tăng trưởng 3,4% trong năm tới (trước đó dự báo tăng trưởng 4%). Một trong những lý do khiến tăng trưởng của Châu Phi chậm hơn mức dự báo toàn cầu năm 2021 là 5,4% là do các nước châu Phi hạ Sahara có ít lựa chọn chính sách nhỏ hơn so với các nền kinh tế tiên tiến hơn. Đây là lý do tại sao các nền kinh tế lớn nhất khu vực Angola, Nigeria và Nam Phi sẽ không thấy tăng trưởng GDP thực sự trở lại mức trước khủng hoảng cho đến năm 2023 hoặc 2024.
Thách thức đối với IMF và các nhà dự đoán kinh tế khác là rất khó để đưa ra dự báo với bất kỳ mức độ tin cậy nào rằng đại dịch sẽ sớm được kiểm soát, đặc biệt là ở châu Phi. Một đặc điểm phổ biến trên một số quốc gia châu Phi là ngay cả khi họ đã kết thúc phong tỏa hoặc mở cửa trở lại, số lượng mắc COVID-19 vẫn tăng tốc. Tỷ lệ ca mắc ở Châu Phi vẫn còn tương đối thấp, trên cơ sở số ca mắc trên 1 triệu người so với Châu Âu và Châu Mỹ Latinh (mặc dù cao hơn Châu Á).
Tuy nhiên, mặc dù người ra nói rằng cuộc khủng hoảng kinh tế ở Châu Phi có thể tồi tệ hơn cuộc khủng hoảng y tế do đại dịch, giám đốc IMF khu vực châu Phi Abebe Selassie gọi đây là một cuộc khủng hoảng kép. Nếu bạn không kiểm soát bệnh dịch thì bạn sẽ không có sự phục hồi kinh tế.
Ngọc Ánh