Vực thẩm công nghệ 4.0

Nếu không là tình yêu thì thứ gần gũi nhất với con người hiện đại là gì?

Ngày nay, không thể phủ nhận tầm quan trọng của ứng dụng khoa học kỹ thuật trong đời sống chúng ta, mọi thứ đang trở nên gần gũi hơn bao giờ hết. Hẳn là trước thời điện thoại được phát minh, việc tìm được một người có khả năng kỳ bí có thể trò chuyện với người cách xa họ 3Km, ta đã có thể cảm phục và tôn họ làm thần thánh. Giờ đây, không chỉ trò chuyện, việc thấy nhau thậm chí tương tác ảo cách xa 30.000 Km đã trở nên bình thường như việc trái đất có ngày và đêm vậy. Trong khi bước tiến của Khoa học Công nghệ nằm ở những kết quả bên ngoài mà con người tạo nên, sự nuôi dưỡng tâm hồn từ bên trong chúng ta đang ở mức thang đo nào?

Tình yêu thời hiện đại, đường đến chia taycũng chưa bao giờ dễ dàng đến như thế…

“Ông bà anh yêu nhau thời chưa có xe hơi

Ông thường đưa bà anh đi dạo quanh

Trên con ngựa sắt Thống Nhất màu xanh…” (trích Ông Bà Anh – Lê Thiện Hiếu)

M.GORKI có câu nói nổi tiếng “Cuộc sống thiếu tình yêu không phải là sống mà chỉ là sự tồn tại. Không thể sống thiếu tình yêu vì con người sinh ra có một tâm hồn để mà yêu”.

“Thời ông bà ta yêu nhau bình dị lắm…” như trong lời bài hát nào đã qua đi đã bao lâu? Và chắc hẳn nhiều người vẫn còn hoài niệm, từ lúc những dòng thư tay viết vội đến những dòng SMS, rồi âm thanh “Tinh… tinh” của Sticker (Nhãn dán) reo lên của thời hiện đại. Mọi cảm xúc đều được nhãn dán hoá, muốn là sẽ có một mẫu hình đại diện, nếu không có thời gian viết thì đã có những dòng soạn sẵn đó thôi!

Thế nhưng, con người ta cũng sẵn sàng để “lười trả lời”, chỉ là chưa đủ sâu sắc để hiểu ý nhau, dòng báo hiệu Seen (đã xem) như quả bom hẹn giờ: nếu xem mà không trả lời là có thể kết thúc một chuyện tình?

Con người vẫn luôn hy vọng sự hiện đại sẽ làm cho khoảng cách không còn “thước đo”. Nhưng cũng không ngờ, nếu không sử dụng tốt, khoảng cách giữa người với người cũng lớn không kém khoảng cách của một vòng trái đất.

Mọi người đang quan tâm điều gì?

Nếu không là tình yêu thì thứ gần gũi nhất với con người hiện đại là gì?

Tôi vẫn chưa hết bồi hồi khi nhớ lại lờithầy giảng hôm rồi, thầy nói vềnhững mùa Vu Lan Thắng Hội gần đây thấy người ta đi Chùa sao thưa dần, không còn cảnh đông đúc cả một con đường mà có Chùa ởđó, những ngôi chùa trong hẻm thì lại vắng hơn. Dòng người bước qua cảnh trí trước ngày Đại lễ mà lòng ít ngoái lại phía sau.

Có phải những điều mà con người cảm thấy cấp thiết hơn, thú vị hơn trong cuộc sống như việc nhìn vào màn hình của cái thiết bị di động nhỏ bé để thấy cả thế giới nằm gọn trong bàn tay này. Con người đang giao tiếp bằng suy nghĩ và những cái bấm tay nhiều hơn là dùng lời nói, rồi đến 20 hay 30 năm sau, chỉ cần họ ngồi một nơi thôi, máy móc, thiết bị sẽ chạy hối hả trước mặt để sẵn lòng phục vụ? Dấu hiệucủa ngày mà robot đủ trí thông minh để sai khiến lại con người,ngày đó cũng không còn xa.

Một dòng tin làm cả thế giới phải rúng động: vào ngày 25/10/2017, tại nước Ả-rập Xê-út, robot mang tên Sophia trở thành người máy đầu tiên trong lịch sử được cấp quyền công dân.

Trí thông minh nhân tạo (AI) được liên tưởng cùng khi mô tả thành tựu của Công nghệ 4.0. Mạng xã hội mở ngày nay là Trường học quá tốt và cả miễn phí không chỉ cho con người mà cònđể “robot đi học”. Ở đó, khi chúng ta không hạn chế lời nói, giao tiếp thì ở phía khác, robot cũng đang tích cực thu nhặt tất cả. Trí tuệ và phản xạ của chúng ngày nay là trí tuệtương ứng của số lượng người tham gia chia sẻ qua mạng, con số thực sự rất lớn. Trong tương lai, nếu vô tình ta bắt gặp một bản sao của chính mình với trí tuệ thông minh hơn ta một nghìn lần thì cũng không nên ngạc nhiên để hỏi lý do tại sao?

Những chủ nhân sáng tạo ra Sophia với lòng nhiệt huyết với Khoa học và cho đi những hy vọng tích cực ở tương lai, họ cũng tự nhủ rằng “Khi không gắn cho Sophia một đôi chân nhanh nhẹn” thì sẽ kiểm soát Sophia không bị lập trình xấu để nghịch ngợm. Tuy nhiên điều họ đang phát triển là làm cho Sophia thông minh và thông minh hơn nữa cũng là chuẩn bị cho thời điểm nó tự biết cách chế tạo cho mình công cụ để “trốn thoát khỏi tầm tay con người”… và tự nhân bản.

Sophia tự tin trả lời phỏng vấn với con người, robot rất hiểu đạo lý “người tốt với mình, mình tốt lạivà nếu ghét thì?” 

Những thành tựu của Khoa học Công nghệ đều có thể so sánh với Phép màu trong cuộc sống này, nó luôn phát triển và không nằm trong tầm kiểm soát như con người vẫn nghĩ. Con đường của sự phát triển Công nghệ là chiều hướng đi lên, khi lên tới đỉnh thì con người mới bàng hoàng nhận ra đang đến dần “Vực thẳm”, ngày mà chúng ta trở thành nô lệ của những thành tựu mà chúng ta đã tạo nên.

Hạnh phúc không ở đâu xa…

Một trong những điều mầu nhiệm của Phật giáo là giúp con người nhìn vào bên trong bản thân mình. Từng ngày biết sám hối lỗi lầm, gieo vào gia đình, xã hội đang sống lòng biết ơn và yêu thương. Ngược lại, những hối hả của cuộc sống này, những niềm vui đơn giản trước mắt đang kéo con người ra ngoài bản thân, thật lạ là càng đi ra xa chúng ta có xu hướng sống cho bản thân mình nhiều hơn, mọi điều trên cuộc sống này ta đều cho là của ta và gom nhặt lại nhưng mấy ai biết được “thực sự ta là ai?” đến khi buổi hoàng hôn của một đời người hiện ra trước mắt.

Nguyễn Việt Hùng