Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp công nghệ
Cổ đông các Công ty Công nghệ lớn tại Mỹ lên tiếng về Trách nhiệm Xã hộ của Doanh nghiệp: Lợi nhuận “khủng” có bù đắp được các mặt trái về phát triển tinh thần?
Ngày nay, điện thoại hay các thiết bị thông minh khác đang giúp cuộc sống trở con người nên tiện lợi hơn và cũng xuất hiện không ít mặt trái, đó là những phiền toái của phát triển công nghệ. Tuy nhiên,câu hỏi đặt ra là liệu các công ty công nghệ lớn đã để ý đến Trách nhiệm Xã hội của doanh nghiệp mình? Ai là người có thể gây sức ép buộc phải thực hiện trách nhiệm đó?
Bằng việc giới thiệu hàng loạt các sản phẩm mới thì năm vừa qua cổ phiếu của Apple đã có lúc tăng giá lên mức cao kỷ lục, mang lại giá trị vốn hóa thị trường cho hãng ở mức 900 tỷ đô la. Những cổ đông lớn của hãng đáng lẽ ra phải là những người vui mừng nhất, tuy nhiên một vài trong số đó lại tỏ ra lo ngại về sự phát triển này.
Trong lá thư gửi tới Apple hôm thứ Bảy vừa qua, hai cổ đông lớn của hãng là Công ty Jana Partners và Hệ thống hưu trí giáo viên California (California State Teachers’ Retirement System) vốn đang nắm giữ 2 tỷ đô la Cổ phiếu của Apple, đã đề nghị hãng này phát triển phần mềm để quản lý trẻ em, thiếu niên sử dụng thiết bị di động.
Các nhà đầu tư này cho rằng việc nghiện thiết bị di động có thể khiến học sinh mất tập trung trên lớp và thiếu ngủ, dễ dẫn tới trầm cảm hay tự tử. Apple hiện chưa đưa ra phản ứng gì với lời kêu gọi này, nhưng đây không phải là lần đầu tiên hãng bị chính cổ đông yêu cầu bớt nghĩ tới lợi nhuận để nâng cao trách nhiệm xã hội hơn nữa.
Năm ngoái hãng này đã phát triển phần mềm không làm phiền khi lái xe trước những phàn nàn rằng người dùng iPhone thường bị phân tán tư tưởng khi cầm lái.
Sự phát triển quá nhanh về công nghệ cộng với lơ là của các bậc phụ huynh đã khiến trẻ em rơi vào tình trạng nghiện thiết bị di động. Một khảo sát gần đây cho thấy, khoảng 50% trẻ em tại Mỹ thừa nhận có nghiện thiết bị di động, tất nhiên trong việc này Apple không phải là người duy nhất chịu trách nhiệm, mà trách nhiệm chia đều cho tất cả các hãng sản xuất thiết bị di động và các hãng phát triển phần mềm.
Đầu tháng 12 năm ngoái trước nhiều lời than phiền, Facebook cũng đã chính thức phải giới thiệu ứng dụng có tên Messenger Kids cho phép các bậc cha mẹ kiểm soát được việc gửi tin nhắn và hình ảnh của con mình qua Facebook.
Theo thời báo New York thì đây chính là lúc các doanh nghiệp công nghệ phải nghĩ tới Trách nhiệm Xã hội của doanh nghiệp mình nhiều hơn nữa. Còn theo Thời báo phố Wall, để tạo sức ép lên doanh nghiệp ngoài khung pháp lý thì Cổ đông đóng vai trò vô cùng quan trọng, bởi vì doanh nghiệp có thực hiện được trách nhiệm xã hội tốt thì giá trị đầu tư của Cổ đông mới đạt mức cao nhất.
Theo các nhà phân tích, khi làm được Trách nhiệm Xã hội thì doanh nghiệp sẽ xây dựng được tiếng tốt, Cổ phiếu có giá trị hơn và nhân viên cũng cảm thấy việc mình đang làm có ích hơn, từ đó có thêm nhiều động lực để đóng góp nhiều hơn cho công ty. Nhìn chung các cổ đông tại các công ty lớn ở Mỹ đều đang nhận ra rằng lợi nhuận tài chính của các công ty không thể tách rời với trách nhiệm xã hội. Trong việc xử lý mặt trái mà các sản phẩm tạo ra thì đây không chỉ là đòi hỏi về mặt Pháp luật mà nó còn là quyền lợi của các Cổ đông, góp phần định hướng cho các công ty Phát triển bền vững hơn.
Bài viết dựa trên Điểm báo tại Mỹ của phóng viên thường trú đài truyền hình Việt Nam.
Nguyễn Việt Hùng