Thương mại Đài Loan với Trung Quốc Đại lục vẫn tăng cao trong nửa đầu 2020

Thương mại của Đài Loan với Trung Quốc đại lục đã tăng vọt trong 6 tháng qua và dự kiến sẽ đạt mức kỷ lục trong năm nay, bất chấp mối quan hệ giữa hai bờ eo biển xấu đi.

Tuy nhiên, các nhà quan sát cảnh báo sự bùng nổ có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn nếu Đài Loan buộc phải ngừng xuất khẩu công nghệ cao sang Trung Quốc đại lục theo yêu cầu của Mỹ, nơi đang có tranh chấp gay gắt với Bắc Kinh trên hầu hết các mặt trận.

Được thúc đẩy bởi nhu cầu mạnh mẽ về chip và các sản phẩm điện tử và viễn thông khác, xuất khẩu của Đài Loan sang Trung Quốc, bao gồm cả Hồng Kông, đã tăng lên 66,8 tỷ USD trong nửa đầu năm nay, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm ngoái, theo cơ quan Tài chính của hòn đảo này.

Số liệu thống kê do Bộ cung cấp vào ngày 17 tháng 7 cho thấy xuất khẩu như vậy chiếm 42,3% tổng xuất khẩu của đảo, tăng 3,6 điểm % so với cùng kỳ năm ngoái và cao kỷ lục trong thập kỷ qua.

Xuất khẩu của hòn đảo tự trị sang Mỹ tăng 4,5% lên 23 tỷ USD trong giai đoạn này do nhu cầu cao đối với các sản phẩm thông tin và viễn thông, trong khi xuất khẩu sang Nhật Bản tăng 3,5% với 11,7 tỷ USD theo nhu cầu về điện tử, thông tin, hình ảnh và sản phẩm âm thanh.

Số liệu của cơ quan Tài chính Đài Loan cho thấy rằng xuất khẩu sang Mỹ và Nhật Bản chiếm lần lượt 14,5% và 7,4% của tất cả hàng xuất khẩu.

Tuy nhiên, với kim ngạch xuất khẩu sang các quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Asean) – các nước quan trọng mà Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đã nhắm mục tiêu là một phần của cái gọi là Chính sách hướng Nam mới của bà nhằm cắt giảm sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc – trong sáu tháng qua, số liệu thống kê cho thấy mức giảm 4,8% hàng năm ở mức 24,9 tỷ USD – mức giảm mạnh nhất trong bốn năm và sáu tháng.
Xuất khẩu sang châu Âu cũng giảm 10,4% so với cùng kỳ ở mức 13,4 tỷ USD. Xuất khẩu sang Asean và châu Âu chiếm 15,8 và 8,5% tổng xuất khẩu của Đài Loan – mức thấp trong 10 năm, theo cơ quan Tài chính Đài Loan.

Mặc dù xuất khẩu sang Asean và châu Âu giảm, nhưng kết quả vẫn tốt hơn những gì các nhà phân tích thị trường mong đợi vì xuất khẩu chung của hòn đảo trong sáu tháng đầu năm vẫn tăng 0,5% so với cùng kỳ ở mức 158 tỷ USD, so với mức giảm 0,4% hàng năm trong tổng nhập khẩu ở mức 136,7 tỷ USD.

Trong khi hiệu suất thương mại tổng thể của đảo Đài Loan tốt hơn so với nhiều quốc gia khác, bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Trung Quốc, nhưng các quan chức tài chính Đài Loan cho biết nhu cầu có thể chậm lại, dẫn đến giảm xuất khẩu nói chung trong những tháng tới.

Các nhà quan sát cho rằng, bất chấp mối quan hệ chua chát giữa Đài Loan và Trung Quốc đại lục và những nỗ lực của bà Thái nhằm ngăn chặn sự phụ thuộc về kinh tế vào đại lục bằng cách nắm lấy các nước Asean và Ấn Độ, nhưng sự phụ thuộc kinh tế vào đảo lục địa ngày càng lớn hơn.

Wu Yi, giám đốc nghiên cứu kinh tế của Viện nghiên cứu Đài Loan thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc cho biết, điều này cho thấy chuỗi cung ứng công nghiệp giữa hai bên vẫn vững chắc, gây khó khăn cho việc thay đổi cấu trúc hoàn toàn.

Theo cơ quan Tài chính Đài Loan, sau khi đại lục nối lại hoạt động sản xuất, xuất khẩu của Đài Loan sang Trung Quốc đại lục, bao gồm cả Hồng Kông, đã tăng hai con số từ tháng 4 đến tháng 6 với 14% trong tháng 4, 10,3% (tháng 5) và 13,8% (tháng 6) tương ứng, trong khi nhập khẩu tăng 17,4%, 16,4% và 11,4% tương ứng trong giai đoạn này.

Quan hệ cuar Đài Loan với Trung Quốc đại lục đã trở nên xaaus ddi kể từ khi bà Thái Anh Văn được bầu làm tổng thống lần đầu tiên vào năm 2016 và từ chối chấp nhận nguyên tắc một Trung Quốc. Bắc Kinh coi hòn đảo dân chủ là một tỉnh nổi loạn cuối cùng sẽ phải được thống nhất với đại lục bằng vũ lực nếu cần thiết. Họ đã đình chỉ các cuộc trao đổi chính thức với Đài Loan, dàn dựng các cuộc tập trận và lôi kéo 7 đồng minh của Đài Loan nhằm buộc bà Thái Anh Văn phải chấp nhận nguyên tắc này.

Lin Yu-fang, người đứng đầu bộ phận an ninh quốc gia tại Tổ chức chính sách quốc gia, một nhóm chuyên gia tư tưởng ủng hộ Quốc dân đảng, nói rằng mặc dù có mối quan hệ xấu đi, nhưng ông dự kiến xuất khẩu của hòn đảo sang đại lục sẽ đạt 90 tỷ USD trong năm nay, vì sự mạnh mẽ giao thương giữa hai bên eo biển Đài Loan.

Ông nói điều này có thể một phần là do đại lục phải dựa vào các sản phẩm công nghệ cao, đặc biệt là chip từ Đài Loan, vì Mỹ đã ngừng cung cấp công nghệ cao được gửi đến Bắc Kinh trong bối cảnh tranh chấp thương mại, khoa học, ngoại giao và quân sự đang gia tăng với Bắc Kinh.

Bảo Nguyên