Thực trạng nền kinh tế Nga
Mặc dù Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định nền kinh tế của Nga đang rất vững chắc, nhưng Tổng thống Mỹ Biden không đồng tình với điều đó.
Trong khi ông Putin nói: Nền kinh tế Nga đã cho thấy sức mạnh kiên cường hơn trong những năm gần đây. Biden lại khẳng định: Kinh tế Nga đang lạc hậu, cô lập và chống chịu trước khó khăn. Sự thực có lẽ nằm ở giữa. Cuộc chiến Ukraine đã đưa suy thoái trở lại với người Nga.
Nền kinh tế giảm 2,1% trong năm ngoái và hơn 1000 công ty đã rời khỏi Nga. Đây là sự thực đau đớn, nhưng đây không phải là sự suy thoái mà nhiều chuyên gia kinh tế đã dự đoán, ít nhất là chưa phải. Bởi vậy chúng ta tiếp tục chờ đợi xem tổn thất hơn nữa với đường hướng kinh tế của Nga trong thời gian tới và khả năng của họ để tái cung cấp các thiết bị quân sự. Nó đã bị phá hủy trong các cuộc tấn công ở Ukraine. Trong năm đầu tiên, các biện pháp trừng phạt nhằm cô lập Putin và gây ra đòn giáng tới khu phức hợp quân sự. Trên thực tế, đã có hơn 11.000 biện pháp trừng phạt. Nhiều tài sản của giới tài phiệt Nga bị đóng băng ở nước ngoài, Các nhà lãnh đạo và các ngân hàng bị cắt nguồn tiếp cận tới hệ thống tài chính toàn cầu. Và dầu của Nga, vốn tài trợ cho cuộc chiến Ukraine, đã bị Liên minh châu Âu và các đồng minh quay lưng lại.
Tuy nhiên, Nga có nhiều người mua hàng khác thèm khát dầu giá rẻ, như Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ và UAE. Tuy nhiên, phao cứu sinh lớn nhất là Trung Quốc. Nước này đã mua 50,6 tỷ USD dầu thô của Nga từ tháng 3 đến tháng 12/2022, tăng 45% so với năm trước. Bắc Kinh cũng mua nhiều nguồn cung khác mà châu Âu quay lưng, từ ô tô đến hàng điện tử. Giờ đây, họ cũng né tránh các lệnh trừng phạt. Phao cứu sinh Trung Quốc đã chống đỡ cho nền kinh tế Nga. IMF dự đoán kinh tế Nga sẽ tăng trong quý này. Một số khác tỏ ra bi quan về những áp lực từ EU, Mỹ và các đồng minh. Nếu năm đầu tiên là nhằm cô lập Putin, thì năm thứ hai là thắt chặt gọng kìm.
Diệu Minh