Tăng cường vị thế ASEAN 4.0

Lần gặp thứ 14 với các nhà lãnh đạo ASEAN
Ngày 22 tháng 6 năm 2019, Bangkok, Thái Lan

Phát biểu của Chủ tịch ASEAN BAC 2019

Kính thưa các vị lãnh đạo!
Nhân dịp cuộc gặp của các nhà lãnh đạo ASEAN, ASEAN BAC vinh dự gửi “Đề xuất 10 điểm” cho năm 2019 với chủ đề “Tăng cường vị thế ASEAN 4.0”.
Là Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN do các nhà lãnh đạo ASEAN thành lập vào năm 2003 với sứ mệnh là cơ quan đầu não của khu vực tư nhân nhằm thực hiện Kế hoạch chi tiết của Cộng đồng kinh tế ASEAN – AEC 2025, chúng tôi rất biết ơn được trao cơ hội này để một lần có cuộc đối thoại đầy ý nghĩa với các vị lãnh đạo. Chúng tôi rất vui mừng khi thông báo rằng các khuyến nghị của chúng tôi đã được kết hợp thông qua sự tham gia tích cực vào các nhóm làm việc tư vấn ASEAN khác nhau, cùng với sự hợp tác chặt chẽ với các Hội đồng kinh doanh đối tác và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trong ngành cũng như với Ban Thư ký ASEAN.
Thái Lan bước vào ghế chủ tịch ASEAN cũng đúng vào thời điểm quan trọng, khi Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tác động mạnh mẽ trong cách chúng ta làm kinh doanh và cách chúng ta sống nói chung, và đó là điều không thể phủ nhận. Khu vực công và tư cần phải nhận thức, nắm bắt và thúc đẩy những xu hướng mới đó để tận dụng tối đa các cơ hội của họ nhằm phát triển ASEAN đạt được các mục tiêu và khát vọng của Cộng đồng kinh tế ASEAN
Do đó, chúng ta không nên tự mãn và hy vọng rằng quỹ đạo của ASEAN trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 vào năm 2030 mà không cần có những điều chỉnh cần thiết và nhanh chóng thiết lập môi trường chính sách hiệu quả cũng như những cải cách thể chế  hành pháp  thông minh trong AEC.
Thách thức này mà chúng ta phải đối mặt, như chúng ta biết, nó không hiện diện một mình nó. Các vấn đề địa chính trị cũng như vấn đề bảo hộ kinh tế ngày càng tăng thể hiện một cách sinh động bởi cuộc chiến thương mại ngày càng sâu sắc giữa Mỹ và Trung Quốc và tác động tiêu cực của nó đối với ASEAN và nền kinh tế toàn cầu cũng  đang đứng đầu danh sách các thách thức. Trong bối cảnh đó, ASEAN BAC tái khẳng định cam kết của mình đối với hội nhập kinh tế ASEAN, hợp tác khu vực và toàn cầu. Cuối cùng, một ASEAN hội nhập kinh tế, với các dân tộc được tăng cường vị thế bởi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ chuyển sang một ASEAN mạnh hơn, mở ra nhiều cơ hội hơn cho sự tăng trưởng toàn diện và sẽ giúp giảm thiểu những cú sốc và đột biến kinh tế
Chúng tôi xin trình bày “Đề xuất 10 điểm” của chúng tôi quý lãnh đạo xem xét. Theo thông lệ, một báo cáo đầy đủ sẽ chính thức được đệ trình lên các vị lãnh đạo vào tháng 11 năm 2019 trong Hội nghị cấp cao ASEAN. Do đó, chúng tôi mong muốn có một cuộc đối thoại sôi nổi và thẳng thắn cũng như nhận được sự chỉ đạo của các quý lãnh đạo
Trân trọng,
Arin Jira 
Chủ tịch ASEAN BAC, Thái Lan
Chủ tịch ASEAN-BAC 2009, 2019 
Chủ tịch, Công ty TNHH Khí gas công nghiệp Map Ta Phut

Lời kêu gọi hành động đến các nhà lãnh đạo ASEAN

Những khuyến nghị của chúng tôi là “Lời kêu gọi hành động tới các nhà lãnh đạo ASEAN” bao gồm những nội dung chính sau:
  1. Lãnh đạo tập thể cần mạnh mẽ hơn trong việc huy động các nguồn lực của các nước thành viên ASEAN để thực thi và triển khai các thỏa thuận đã được phê duyệt theo hướng cải cách cơ cấu.
  2. Sắp xếp các chương trình nghị sự quốc gia với chương trình nghị sự AEC khu vực để tăng tốc phê chuẩn các thỏa thuận đang chờ phê duyệt (ví dụ như tự do hóa các khoản đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực quan trọng như viễn thông, tiện ích công cộng, v.v.) phù hợp với Kế hoạch hành động chiến lược của AEC 2025.
  3. Tăng cường cơ cấu ra quyết định của AEC bằng cách cung cấp các nguồn lực kỹ thuật và vật chất cần thiết để thực hiện tốt các chương trình hợp tác, đặc biệt trong việc giải quyết các  chính sách và hàng rào phi thuế quan khi ATIGA kỷ niệm 10 năm ký kết
  4. Khuyến khích các Bộ, ngành liên quan cởi mở hơn để thử nghiệm và thí điểm các đề xuất từ ​​khu vực tư nhân theo phương pháp Sandbox được sử dụng để phát triển FINTECH.
  5. Hỗ trợ thể chế hóa sự tham gia của khu vực doanh nghiệp tư nhân với các Bộ, ngành chủ chốt khác như Tài chính, Giao thông, CNTT, Y tế, Du lịch và Nông nghiệp theo mô hình được các vị Bộ trưởng Thương mại phê duyệt

Kiến nghị của các Chủ tịch ASEAN BAC

#1 Về kinh tế số

Sau sự phê chuẩn của Hội đồng các Bộ trưởng AEC về Khung hội nhập kỹ thuật số ASEAN, trong đó xác định lợi ích kinh tế và những thách thức hiện tại đối với hội nhập kỹ thuật số ASEAN và các thành viên ASEAN nhất là với các doanh nghiệp nhỏ, vừa và siêu nhỏ, chúng tôi hết sức ủng hộ sự trợ giúp của ASEAN để thông qua, cùng thúc đẩy và tham gia các sáng kiến ​​của khu vực tư nhân trong Dự án chính thức của năm Thái Lan là chủ tịch ASEAN có tên AHEAD 4.0 hoặc Đề cao và Phát triển nguồn nhân lực ASEAN theo hướng 4.0.
Cụ thể, AHEAD phải được trao các cơ hội tham gia tích cực vào các nhóm làm việc tư vấn bao gồm phát triển các khuôn khổ pháp lý ASEAN về Quản trị dữ liệu số và triển khai năm thứ 3 của Kế hoạch tổng thể CNTT-TT 2020 của ASEAN. AHEAD sẽ đóng vai trò dẫn dắt và  thúc đẩy gói khuyến nghị chính sách và các chương trình tác động đến cơ sở hạ tầng, thương mại điện tử, an ninh mạng, luồng dữ liệu, lao động, xây dựng năng lực đào tạo kỹ thuật dạy nghề, các chương trình học thuật và ngoại khóa, đáp ứng nhu cầu nhân sự trong ngành và các vấn đề liên quan khác.
Arin Jira
Chủ tịch ASEAN BAC, Thailand
Chủ tịch ASEAN-BAC 2009, 2019
Chủ tịch, Công ty TNHH Khí gas công nghiệp Ta Phut

#2 Nâng cao vị thế cho các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ (MSME)

Chúng tôi vui mừng báo cáo về sự hợp tác chặt chẽ giữa ASEAN BAC và Ủy ban điều phối ASEAN về MSMEs (ACCMSME- khu vực công) và Hội đồng tư vấn MSME của ASEAN (khu vực tư nhân). Trong hợp tác với ACCMSME, chúng tôi tiếp tục đẩy mạnh triển khai chương trình AMEN (Chương trình tư vấn doanh nghiệp – Mạng lưới doanh nhân ASEAN) trong các nước thành viên ASEAN và tiếp cận các cơ quan tài trợ để hỗ trợ lộ trình của AMEN. Ngoài ra, chúng tôi đánh giá cao sự tiếp tục tăng cường hỗ trợ cho ACCMSME bởi các Bộ,ngành của các nước để cho phép thành viên hội đồng tham gia vào các nhóm làm việc công tư nhằm triển khai các chương trình và dự án phù hợp với SAPSMED hay Kế hoạch hành động chiến lược cho phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Siti Rozaimeriyanti DSLJ HJ Abd Rahman
Chủ tịch ASEAN BAC Brunei
Giám đốc kiêm Kiến trúc sư chính của Eco BumiArkitek

#3 Tạo thuận lợi cho thương mại cụ thể về NTM và NTB

Nhân dịp ATIGA kỷ niệm 10 năm thành lập, chúng tôi rất lo ngại rằng không có bước tiến đáng kể nào đạt được trong việc giải quyết các NTM và NTB luôn tiếp tục cản trở thương mại ASEAN. Như vậy, đã kéo theo những phát sinh:
a. Tổng tỷ lệ thương mại nội khối ASEAN vẫn dưới mức năm 2014. Mục tiêu tăng gấp đôi vào năm 2025 vẫn là một thách thức lớn.
b. Mục tiêu giảm 10% chi phí thương mại mà ASEAN đặt ra vào năm 2020 có nguy cơ không đạt được nếu như không có chuyển biến lớn trong các quy trình hải quan và các cải cách tạo thuận lợi thương mại khác.
Do đó, chúng tôi mạnh mẽ đề xuất:
  1. Tiếp theo Hướng dẫn NTM của ASEAN, chúng tôi kêu gọi phải thực hiện ngay lập tức với việc bổ nhiệm các Đầu mối Quốc gia trên cơ sở làm việc toàn thời gian và ra  quy chế làm việc của Ủy ban Tạo thuận lợi Thương mại Quốc gia. Tiếp theo là phải xây dựng kế hoạch hành động rõ ràng, ràng buộc về thời gian, có thể thực hiện được và minh bạch. Chúng tôi cũng đề nghị có đánh giá hàng năm về Hướng dẫn này liên quan đến hiệu quả của nó.
  2. Đối với Ủy ban điều phối về ATIGA (CCA), chúng tôi đề xuất rằng các Đầu mối quốc gia như được đề cập trong mục c ở trên, tạo thành một Nhóm công tác kỹ thuật báo cáo thường xuyên với CCA.
  3. Trong Báo cáo E-READI do EU tài trợ gần đây đã xác định nhiều NTB trên 3 lĩnh vực là Chăm sóc sức khỏe, thực phẩm và ô tô, chúng tôi rất tán thành việc truyền các báo cáo này để nghiên cứu và xử lý ngay lập tức bởi các nhóm làm việc tư vấn có liên quan và đảm bảo khu vực tư nhân tích cực sự tham gia.
Anangga W. Roosdiono
Chủ tịch ASEAN BAC, Indonesia
Chủ tịch ASEAN-BAC 2011
Đối tác cao cấp, Roosdiono & Partners

#4 Kết nối thương mại số toàn diện trong ASEAN

Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN (ASEAN BAC) nhất trí về việc xây dựng hệ thống thương mại số kết nối khu vực nhằm tăng cường mạnh mẽ thương mại nội khối ASEAN cũng như giữa ASEAN và các đối tác ngoài khu vực. Ngoài ra cần phải thúc đẩy việc hỗ trợ toàn diện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận tài chính. Trong cuộc họp riêng về ASEAN của Hội đồng tư vấn kinh doanh Châu Á – Thái Bình Dương (APEC BAC), vấn đề trên cũng được Thái Lan trình bày và nhận được những sự ủng hộ tích cực
ASEAN BAC đang cùng với các đối tác hàng đầu đưa ra những hướng dẫn, đề xuất mạnh mẽ việc thành lập các đầu mối thương mại số quốc gia (NDTP) và các nhóm làm việc trong khu vực về kết nối thương mại số ASEAN nhằm khởi động xây dựng kế hoạch phát triển và thống nhất luật lệ, khái niệm thương mại số, và hợp tác chặt chẽ giữa các đầu mối của các nước thành viên…Hơn nữa, chúng tôi cũng yêu cầu sự ủng hộ trong việc tiến hành các nghiên cứu và khảo sát thí điểm trước mắt giữa Thái Lan và Singapore.
Tiến sĩ Đoàn Duy Khương
Chủ tịch ASEAN-BAC, Việt Nam
Chủ tịch ASEAN 2010
Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

#5 Về hội nhập dịch vụ tài chính và tự do hóa

Chúng tôi chú yếu và quan tâm đến sự phát triển của Gói cam kết Dịch vụ tài chính thứ 8 và 9 và. Chúng tôi ủng hộ nỗ lực của các nhà lãnh đạo trong việc :
  1. Hoàn thành việc về thực hiện Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần giữa các AMS.
  2. Thúc đẩy cơ chế giải quyết tranh chấp thuế.
  3. Cải thiện cấu trúc thuế khấu trừ trong AMS.
  4. Quản lý nợ bền vững và tiến bộ hơn 
Để thực hiện tốt hơn nữa các sáng kiến ​​này, chúng tôi phấn khởi nhận thấy rằng đề xuất của ASEAN BAC, thành lập và tổ chức một Nhóm chuyên gia hội nhập về dịch vụ tài chính ASEAN để báo cáo trực tiếp với Tổng thư ký ASEAN đã được Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN xem xét. Chúng tôi cảm ơn SG Jock Hoi đã hỗ trợ sáng kiến ​​này. ASEAN BAC sẽ kết hợp Nhóm chuyên gia này và đưa ra một báo cáo để đưa vào Báo cáo đầy đủ của chúng tôi cho các nhà lãnh đạo vào tháng 11.
Cuối cùng, chúng tôi vui mừng khi báo cáo rằng trong năm Thái Lan làm chủ tịch ASEAN, ASEAN BAC đã được AFMGM mời vào tháng 3 vừa qua. Đây là một bước đột phá giành cho những nỗ lực của chúng tôi trong bốn năm qua. Về vấn đề này, chúng tôi chờ đợi Nhà lãnh đạo ASEAN để giúp thể chế hóa sự tham gia này trong những năm tiếp theo.
Tan Sri Dato Tiến sĩ Mohd Munir Abdul Majid
Chủ tịch ASEAN BAC, Malaysia
Chủ tịch ASEAN-BAC 2015
Chủ tịch, Ngân hàng Muamalat
Berhad Malaysia

#6 Về kinh doanh của các thành phần kinh tế

AESEN BAC cùng với ACCMSME tán thành mạnh mẽ việc phát triển các chương trình nghị sự chính sách kinh doanh toàn quốc phù hợp với Kế hoạch hành động chiến lược cho MSMEs (SAPSMED). ASEAN BAC sẽ cung cấp hỗ trợ trong việc giúp xây dựng năng lực của các AMS trong việc xây dựng các chính sách và kế hoạch hành động kinh doanh cho tất cả các thành phần kinh tế trong xã hội
Với sự hợp tác của chính phủ, ASEAN BAC cũng sẽ giúp hình thành các mạng lưới bao gồm các tổ chức và hiệp hội doanh nghiệp tư nhân, các tổ chức đa phương và các bên liên quan để thúc đẩy và tạo điều kiện chia sẻ kiến ​​thức và kinh nghiệm về các hoạt động tốt nhất với sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế thông qua các chương trình và dự án nâng cao năng lực.
Souudannavong
Chủ tịch ASEAN-BAC 2004, 2016
Chủ tịch ASEAN BAC, Lào
Chủ tịch, Phòng Thương mại và Công nghiệp Quốc gia Lào (LNCCI)

#7 Thành phố thông minh – Kết nối tăng trưởng Thông minh SGConnect

ASEAN BAC hoàn toàn ủng hộ sáng kiến ​​của Mạng lưới thành phố thông minh ASEAN (ASCN) và áp dụng cơ chế thành phố thông minh ASEAN như một nền tảng để cộng hưởng các nỗ lực phát triển, chia sẻ các thực tiễn tốt nhất và tạo ra nhiều cơ hội tăng trưởng, đổi mới, xây dựng năng lực và phát triển toàn diện đô thị một cách bền vững
ASEAN BAC thông qua Dự án chính thức SGConnect của chúng tôi, ủng hộ sự tham gia và đóng góp sự phát triển các Kế hoạch hành động thành phố thông minh qua chương trình các thành phố thí điểm ASCN, bằng cách chia sẻ thực tiễn tốt nhất và cung cấp các chương trình nâng cao năng lực trong lĩnh vực hệ sinh thái chuỗi cung ứng thông minh.
Sau sự hợp tác chính thức được đưa ra giữa SGConnect và hai chính phủ Philippines và Việt Nam trong việc khám phá các lĩnh vực mà từ đó các cổng chuỗi cung ứng thông minh có thể phát triển, chúng tôi khuyến khích các nước còn lại của ASEAN ủng hộ đề các ra mắt hợp tác tương tự như vậy có thể triển khai.
Tiến sĩ Robert Yap
Chủ tịch ASEAN BAC, Singapore
Chủ tịch ASEAN-BAC 2018 và 2007
Chủ tịch điều hành, Tập đoàn YCH

#8 Về nông nghiệp, du lịch, doanh nhân trẻ và phụ nữ trong kinh doanh

ASEAN BAC coi các lĩnh vực này rõ ràng là cơ sở cho tăng trưởng toàn diện và bền vững. Nắm bắt những đột phá được kích hoạt bởi sự ra đời của nền kinh tế kỹ thuật số và đổi mới cùng với sự khai thác vai trò tích cực cũng như việc nâng cao vị thế của  khu vực này sẽ mang lại sự thịnh vượng kinh tế cho ASEAN.
Do đó, ASEAN BAC thông qua các Dự án chính thức AHEAD và AMEN của chúng tôi, ủng hộ sự tham gia của các nhóm làm việc tư vấn có liên quan cùng với các bên liên quan để giúp phát triển một kế hoạch hành động công tư chặt chẽ và khả thi nhằm tận dụng các cơ hội mà nền kinh tế số mới đang mang đến kinh tế 
Jose Ma. Concepcion III
Chủ tịch ASEAN BAC, Phillipines
Chủ tịch ASEAN-BAC 2017
Cố vấn của Tổng thống Philippines về khởi nghiệp
Người sáng lập, Go negosyo
Chủ tịch và Giám đốc điều hành, RFM Corporation

#9 Chiến tranh thương mại kéo dài và Địa lý chính trị

Về cuộc Chiến tranh Thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đang diễn ra, chúng tôi hoàn toàn ủng hộ Tuyên bố của các nhà lãnh đạo, khẳng định niềm tin của họ đối với chủ nghĩa khu vực và chủ nghĩa đa phương là các nguyên tắc và khuôn khổ pháp lý trong hợp tác nhằm thúc đẩy tính toàn diện, dựa trên các quy luật tự nhiên và đảm bảo lợi ích và tôn trọng lẫn nhau.
Nhưng vẫn còn nhiều câu hỏi mà ASEAN cần phải giải quyết. Những quan điểm và sáng kiến ​​nào mà ASEAN đang thực hiện để đảm bảo trật tự thương mại đa phương không sụp đổ? Chúng ta đã khởi động bất kỳ cuộc thảo luận nào, trong khu vực của chúng ta, với Trung Quốc và Ấn Độ, để thiết lập RCEP một cách nhanh chóng chưa? Làm thế nào có thể mở rộng “Hiệp định toàn diện và tiến bộ về quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương” (CPTPP) để bao gồm Trung Quốc và các nước ÁEAN khác không phải là thành viên? Chúng ta có nên hợp tác với Trung Quốc để đảm bảo “Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường” (BRI) hiệu quả và minh bạch hơn như tuyên bố bởi Chủ tịch Tập Cận Bình tại BRI2 vào tháng 4? Do đó, ASEAN BAC tán thành mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp và liên kết giữa BRI và MPAC2025, như đã tuyên bố trong ‘Tầm nhìn đối tác chiến lược ASEAN-Trung Quốc 2030’ vào tháng 11 năm ngoái, nên có những công việc tiếp theo.
Neak Oknha Kith Meng
Chủ tịch ASEAN BAC, Cambodia
Chủ tịch ASEAN-BAC 2012
Chủ tịch, Tập đoàn Hoàng gia
Chủ tịch, Phòng Thương mại Campuchia

#10 Về phát triển 4 nước Căm Pu Chia, Lào, Myamar và Việt Nam (CLMV)

ASEAN-BAC công nhận tầm quan trọng của sáng kiến Hội nhập ASEAN (IAI) trong việc thực hiện giai đoạn 3 bao gồm việc nâng cao năng lực cho các nước CLMV để giúp họ thực hiện tốt các cam kết AEC.
Tuy vậy chi đến nay, danh sách các dự án hiện tại chỉ dành cho các quan chức chính phủ CLMV. ASEAN-BAC biểu thị sự quan tâm về các nội dung:
  1. Thành lập một tổ công tác chính phủ của CLMV tham gia chương trình AHEAD của  với sự tham gia của những người ủng hộ tích cực Kế hoạch IAI.
  2. Cung cấp các dữ liệu đầu báo cáo đánh giá tiến độ của Kế hoạch hoạt động IAI giai đoạn 3 do Ban Thư ký ASEAN và ADB thực hiện.
U Zaw Min Win
Chủ tịch ASEAN BAC, Myanmar
Chủ tịch, Cộng hòa Liên hiệp các Phòng Thương mại và Công nghiệp Myanmar.