Tân Thủ tướng Nhật Bản và phong cách chính trị truyền thống

“Tôi thường nghe người ta nói rằng ‘Kishida đã thất bại’, nhưng tôi tin rằng mình sẽ rất phù hợp với vai trò thủ tướng”.  vcĐây là lời khẳng định thẳng thừng của Fumio Kishida về cơ hội của mình khi ông tuyên bố chạy đua cho vị trí thủ tướng Nhật Bản vào ngày 26/8.

Tuy nhiên, vào thứ Hai vừa qua, ông đã chứng minh những người chỉ trích mình đã sai khi ông trở thành thủ tướng thứ 100 của Nhật Bản.

Thật vậy, rất ít người đánh giá cao cơ hội của Kishida khi ông lần đầu tiên công bố chạy đua tranh cử. Là người đứng đầu một trong những phe phái nội bộ truyền thống hơn, Kishida từ lâu đã được coi là ứng cử viên cho vị trí hàng đầu của Nhật Bản, nhưng đã hai lần bỏ lỡ cơ hội trở thành chủ tịch đảng cầm quyền.

 Đó là một chiến thắng không chỉ đối với Kishida, mà còn vì phong cách xây dựng sự đồng thuận, sự tự tin của ông, một phong cách đặc trưng của những thập kỷ trước của chính trị Nhật Bản và cuối cùng đã giúp ông chiến thắng một đối thủ theo chủ nghĩa cải cách.

Kishida được biết đến với phong thái thụ động. Trong một bài phát biểu tranh cử vào ngày 17/9, ông nói: “Người ta nói rằng tôi là một diễn giả nhàm chán, nhưng sức mạnh của tôi nằm ở khả năng lắng nghe. Tôi là nhà lãnh đạo mà thời đại này yêu cầu”.

Kishida đại diện cho sự khởi đầu từ những năm gần đây, thời đại của các chính trị gia “tự lập”, những người không dựa vào bộ máy truyền thống của LDP để giành chiến thắng. Hơn tám năm, Shinzo Abe đã xây dựng chính phủ tồn tại lâu nhất trong thời kỳ hậu chiến thông qua sự lãnh đạo mạnh mẽ. Và năm ngoái Yoshihide Suga đã trở thành thủ tướng mà không có một phe phái chính trị nào của riêng mình. Với Kishida, lần đầu tiên sau một thập kỷ, Nhật Bản sẽ có một thủ tướng LDP truyền thống, người đã giành chiến thắng theo cách truyền thống: thông qua các thỏa thuận chính trị một cách cẩn thận. Chiến thắng của Kishida sẽ được chào đón bởi những người lớn tuổi trong đảng trong một hệ thống mà các quyết định được đưa ra bởi các nhà lãnh đạo phe chính trị quyền lực chỉ đạo các khối phiếu bầu, và những người coi trọng sự tự nhận thức và đồng thuận.

Việt Anh