Tầm quan trọng của châu Á với chính quyền Biden

Lịch sử đang lặp lại ở Washington. Nhà Trắng, một lần nữa, đang cố gắng điều hướng xoay trục sang châu Á. Nhưng các vấn đề dường như khó giải quyết ở Trung Đông vẫn đang thu hút sự tập trung khỏi các vấn đề của Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Khi cả thế giới theo dõi xem liệu lệnh ngừng bắn mới được công bố giữa Israel và Hamas có được duy trì hay không – sau cuộc xung đột đẫm máu nhất giữa hai bên kể từ năm 2014 – Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tiếp người đồng cấp Hàn Quốc Moon Jae-in tại một hội nghị thượng đỉnh quan trọng, điều có thể tạo ra tiếng nói về cách các đồng minh lâu năm làm việc cùng nhau trong vài tháng tới. Chuyến thăm của ông Moon sẽ chỉ là lần thứ hai Biden tiếp đón trực tiếp một nhà lãnh đạo thế giới khác kể từ khi nhậm chức vào tháng 1. Những chuyến thăm bình thường kéo dài trong những tuần đầu của nhiệm kỳ tổng thống mới đã không được tiến hành trong năm nay do đại dịch Covid-19. Người đầu tiên, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga, đã đến Mỹ vào tháng trước. Việc tiếp đón nhà lãnh đạo Nhật Bản trước tiên – như cựu Tổng thống Donald Trump đã làm – và nhà lãnh đạo Hàn Quốc thứ hai, là một dấu hiệu rõ ràng rằng Tổng thống mới và các cố vấn của ông coi khu vực Châu Á-Thái Bình Dương là ưu tiên dài hạn lớn nhất của họ ở nước ngoài. Các ngoại trưởng và quốc phòng của Biden đã đến thăm cả Tokyo và Seoul. Các nhà lãnh đạo quân sự của ba nước đã gặp nhau tại Hawaii vào cuối tháng 4. Và cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng Jake Sullivan đã tiếp đón những người đồng cấp Nhật Bản và Hàn Quốc ngay trước đó.

Nhật Bản và Hàn Quốc đã tham gia sâu vào quá trình xem xét chính sách về Triều Tiên của Nhà Trắng, được hoàn thành cách đây vài tuần. Chính quyền Biden cho biết họ sẵn sàng ngoại giao với Triều Tiên và có kế hoạch theo đuổi “cách tiếp cận thực tế, hiệu chỉnh”, khác với chiến lược của chính quyền Trump là theo đuổi một món hời lớn hay chính quyền Obama tập trung vào “sự kiên nhẫn chiến lược”.

Liệu Bình Nhưỡng có sẵn sàng tiếp tục đối thoại khi đại dịch giảm bớt hay không vẫn chưa rõ ràng, nhưng những tuyên bố từ nước này hồi đầu tháng có thể cho thấy những rào cản vẫn còn. Đầu tháng này, Triều Tiên cảnh báo Mỹ sẽ đối mặt với một “cuộc khủng hoảng vượt ngoài tầm kiểm soát” để đáp trả việc Biden nói rằng chương trình hạt nhân của họ là “mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh của Mỹ và an ninh thế giới”, phát biểu mà Bộ ngoại giao Triều Tiên cho là “sai lầm lớn” và là dấu hiệu của một “chính sách lỗi thời theo quan điểm thời Chiến tranh Lạnh”.

 Trump trước đây từng đe dọa hủy diệt hạt nhân và gọi Kim Jong Un là “người đàn ông tên lửa” trước khi ông đồng ý tham dự hội nghị thượng đỉnh lịch sử với nhà lãnh đạo Triều Tiên, vì vậy cả hai bên đều nhận thức được những phát biểu lớn tiếng đó chỉ như đơn thuần không đi kèm hành động.

Anh Nam