Sự thiếu hụt một số kim loại khiến cuộc khủng hoảng khí hậu trở nên tồi tệ hơn

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), thế giới sẽ không thể giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu trừ phi nguồn cung kim loại cần thiết để sản xuất ô tô điện, tấm pin mặt trời, tuabin gió và các công nghệ năng lượng sạch khác tăng mạnh.
Trong bối cảnh các quốc gia chuyển sang sử dụng năng lượng xanh, nhu cầu về đồng, liti, niken, coban và các nguyên tố đất hiếm tăng cao. Tuy nhiên, tất cả chúng đều dễ bị ảnh hưởng bởi sự biến động giá và thiếu hụt, theo IEA cảnh báo trong một báo cáo được công bố hôm thứ Tư, bởi chuỗi cung ứng của chúng không chắc chắn, chất lượng của các nguồn dự trữ đang giảm và các công ty khai thác phải đối mặt với các tiêu chuẩn xã hội và môi trường khắt khe hơn.
Khả năng tiếp cận hạn chế đến các mỏ khoáng sản đã biết là một yếu tố rủi ro khác. Hiện có ba quốc gia cùng nhau kiểm soát hơn 75% sản lượng toàn cầu các nguyên tố như liti, coban và đất hiếm. Cộng hòa Dân chủ Congo chịu trách nhiệm sản xuất 70% coban vào năm 2019 và Trung Quốc sản xuất 60% nguyên tố đất hiếm trong khi tinh chế 50% đến 70% lithium và coban, và gần 90% nguyên tố đất hiếm. Australia là người chơi quyền lực khác. Trong quá khứ, các công ty khai thác đã đáp ứng nhu cầu cao hơn bằng cách tăng cường đầu tư vào các dự án mới. Nhưng trung bình phải mất 16 năm kể từ khi phát hiện ra một mỏ dữ trữ để tiến tới bắt đầu sản xuất, theo IEA.
IEA cho biết: “Cách các nhà hoạch định chính sách và các công ty phản ứng sẽ xác định liệu khoáng chất quan trọng có phải là yếu tố quan trọng cho quá trình chuyển đổi năng lượng sạch, hay là điểm nghẽn trong quá trình này”. Các khoáng chất này rất cần thiết cho các công nghệ được cho là sẽ đóng vai trò hàng đầu trong việc chống biến đổi khí hậu. Theo IEA, một chiếc ô tô điện trung bình yêu cầu lượng khoáng chất gấp sáu lần ô tô thông thường. Liti, niken, coban, mangan và than chì rất quan trọng đối với pin. Mạng lưới điện cần một lượng lớn đồng và nhôm, trong khi các nguyên tố đất hiếm được sử dụng trong các nam châm cần thiết để làm cho tuabin gió hoạt động. Theo IEA, việc đáp ứng các mục tiêu của thỏa thuận khí hậu Paris sẽ đòi hỏi sự gia tăng “đáng kể” về năng lượng sạch . IEA ước tính việc cài đặt các tuabin gió sẽ cần tăng gấp 3 lần vào năm 2040 và doanh số bán xe điện cần tăng gấp 25 lần trong cùng giai đoạn đó. Để đạt được mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050, thế giới sẽ cần đầu tư nhiều hơn nữa.
Thành Nam