Quốc hội Mỹ thông qua dự luật nâng trần nợ lên 2,5 nghìn tỷ USD

Quốc hội Mỹ sáng thứ Tư đã bỏ phiếu để nâng giới hạn nợ của quốc gia lên 2,5 nghìn tỷ đô la, chính thức ngăn chặn tình trạng vỡ nợ và nguy cơ kinh tế sẽ đến nếu Mỹ không thể thanh toán các hóa đơn của mình.
Hạ viện đã thông qua đạo luật này vào sáng thứ Tư với kết quả bỏ phiếu 221-209, vài giờ sau khi Thượng viện thông qua dự luật trong một cuộc bỏ phiếu với kết quả 50-49.
Dự luật hiện đang chờ Tổng thống Joe Biden để xin chữ ký.
Lãnh đạo Đa số Thượng viện Chuck Schumer cho biết hôm thứ Ba rằng mức tăng đủ để kéo dài đến năm 2023, điều sẽ cho phép Quốc hội tránh thêm bất kỳ cuộc tranh cãi nào về trần nợ cho đến sau cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2022.
Các nhà lập pháp đã tìm cách đưa biện pháp này được thông qua đúng lúc để tránh gây ra mối lo ngại về kinh tế. Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen nói với các nhà lập pháp rằng bà ước tính Mỹ sẽ đạt trần nợ vào thứ Tư.
Nếu các nhà lập pháp không giải quyết giới hạn nợ vào thời điểm đó, Mỹ sẽ lần đầu tiên vỡ nợ, điều này có thể dẫn đến suy thoái toàn cầu, theo các quan chức và chuyên gia của Bộ Tài chính cho biết.
Luật này có thể thực hiện được nhờ một thỏa thuận giữa các nhà lãnh đạo Thượng viện và Hạ viện nhằm thiết lập một quy trình nhanh chóng một lần để thông qua biện pháp tại Thượng viện mà không có nguy cơ can thiệp của đảng Cộng hòa hoặc các rào cản thủ tục khác.
Quốc hội lần này đã chứng minh việc nâng giới hạn nợ là một vấn đề nhạy cảm về mặt chính trị.
Các đảng viên Cộng hòa tại Thượng viện đã miễn cưỡng giúp đảng Dân chủ nâng trần nợ và đã chặn các khoản tăng trong dài hạn. Các thành viên Đảng Dân chủ khẳng định khoản nợ tích tụ là gánh nặng của lưỡng đảng và đã yêu cầu các đảng viên Cộng hòa hỗ trợ nỗ lực tăng trần nợ.
Văn Thanh