Những tiến bộ của vắc xin năm 2020 sẽ thay đổi đường đi của đại dịch vào năm 2021 như thế nào?
Một năm sau khi một loại virus Corona mới gây ra đại dịch tồi tệ nhất trong một thế kỷ, một số loại vắcxin đã được tung ra và những loại khác dự kiến sẽ tiếp theo trong những tháng tới.
Đó là một bước đi kỷ lục. Trước đó, chưa có vắc xin nào được phát triển trong vòng chưa đầy 4 năm, đôi khi mất hàng chục năm.
Năm 2020 là một năm thảm khốc đối với nhiều người, nhưng nó cũng là một năm lập kỷ lục về nghiên cứu vắc xin. Bây giờ câu hỏi lớn là: vắc xin COVID-19 sẽ tạo ra sự khác biệt như thế nào vào năm 2021?
Trước đây, các nhà phát triển cần đảm bảo vắc xin hoạt động trước khi bắt đầu sản xuất. Nhưng giờ đây, nguồn tài trợ lớn của chính phủ đã cho phép họ đầu tư vào các cơ sở sản xuất trước khi họ phải chứng minh vắc xin có hiệu quả.
Chương trình Warp Speed dưới thời chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã trao hơn 12 tỷ USD cho các nhà sản xuất vắc xin như Moderna, AstraZeneca, Johnson & Johnson, Sanofi và Novavax. Đổi lại, chính phủ Mỹ đã ký hợp đồng với các công ty này để họ có thể đáp ứng mục tiêu đảm bảo 300 triệu liều cho người Mỹ.
Ngược lại, chính phủ Trung Quốc đã thành lập một lực lượng đặc nhiệm vào tháng 1 để tài trợ và điều phối việc nghiên cứu vắc xin và thuốc sau khi bùng phát ở Vũ Hán. Đến tháng 4, họ đã xác định được 5 loại công nghệ vắc xin khác nhau mà họ sẽ theo đuổi cho cuộc chạy đua vắc xin, bao gồm cả công nghệ vắc xin bất hoạt truyền thống vốn bị phương Tây xa lánh từ lâu.
Hầu hết 63 loại vắc xin hiện đang trải qua các thử nghiệm lâm sàng nhắm vào protein đột biến của virus Corona liên kết với tế bào người.
Chúng ta mong đợi điều gì vào năm 2021?
Hiện vẫn còn chưa chắc chắn về việc liệu và khi nào vắc xin có thể chấm dứt đại dịch, vốn đã lây nhiễm hơn 87 triệu người và khiến ít nhất 1,8 triệu người thiệt mạng trong khoảng một năm.
Dữ liệu về hiệu quả của các loại vắc xin được sớm tung ra đều tốt hơn nhiều so với tiêu chuẩn 50% do WHO và các cơ quan quản lý ở nhiều quốc gia đặt ra.
Hai loại vắc xin mRNA do Pfizer-BioNTech và Moderna phát triển lần lượt đạt hiệu quả khoảng 95%. Vắc xin vectơ của Oxford-AstraZeneca có tỷ lệ hiệu quả ít nhất là 70%, mặc dù có thể cao hơn nữa sau khi điều chỉnh liều lượng.
Michael Kinch, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đổi mới Công nghệ Sinh học tại Đại học Washington ở St Louis, cho biết thời gian bảo vệ và sự đột biến của virú sẽ quyết định liệu vắc xin có thể thực sự chấm dứt đại dịch hay không.
Ông nói: “Hiện có ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy rằng nhiễm bệnh tự nhiên có thể không cung cấp khả năng miễn dịch lâu bền ở một số người.
Điều quan trọng là liệu một loại vắc xin có thể khắc phục được hạn chế này hay không”.
Cho đến nay, biến thể mới được phát hiện ở London, mặc dù khiến virus dễ lây truyền hơn, nhưng không ảnh hưởng đến protein đột biến mà vắc xin nhắm mục tiêu. Tuy nhiên, các biến thể mới có thể xuất hiện trong năm tới sẽ ảnh hưởng đến sự thành công của các chương trình tiêm chủng.
Các vấn đề an toàn – bao gồm các tác dụng phụ hiếm gặp và lâu dài, chất lượng sản xuất và sai sót của con người trong quá trình tiêm chủng – cũng có thể đặt ra những thách thức. Niềm tin của công chúng vào vắc xin sẽ rất quan trọng đối với việc liệu chúng có thực sự tạo ra sự khác biệt hay không.
Ngoài các vấn đề xung quanh sự thiếu hụt nguồn cung và khả năng tiếp cận vắc xin của các nước đang phát triển, một mối quan tâm được nhiều tổ chức nêu ra từ đầu năm ngoái, việc tiêm chủng quy mô lớn và nhanh chóng có thể lộn xộn.
Ngay cả một quốc gia phát triển như Đức cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn khi bắt đầu triển khai, đặc biệt là do nước này đang sử dụng vắc xin Pfizer-BioNTech cần được đông lạnh sâu. Tám công nhân tại một nhà chăm sóc đã bị tiêm nhầm liều Pfizer-BioNTech gấp 5 lần liều khuyến cáo. Và 1.000 liều vắc-xin tương tự đã được trả lại sau khi được vận chuyển trong hộp mát lạnh dã ngoại thay vì ở nhiệt độ âm 70 độ C.
Ngọc Bình