Nhật Bản chạy đua tiêm chủng hậu Olympic

Thế vận hội Tokyo đã kết thúc, nhưng hiện vẫn đang là mùa nghỉ hè ở Nhật Bản, và nhiều người đang phớt lờ yêu cầu của chính phủ về việc tránh đi du lịch và tránh xa các quán bar và nhà hàng ngay cả khi các ca mắc COVID-19 tăng đột biến ở mức kỷ lục.
Thủ tướng Yoshihide Suga đang đặt hy vọng vào việc tiêm chủng, vốn bắt đầu chậm nhưng hiện đang có tiến triển tốt. Cuộc chạy đua giữa việc tiêm chủng và chấm dứt đại dịch có thể quyết định tương lai chính trị của Suga như thế nào, chưa kể đến sức khỏe của hàng chục nghìn người.
Thủ tướng Suga dường như lạc quan rằng vắc xin sẽ giúp chiến thắng bệnh dịch, nhưng với chỉ khoảng 36% dân số được tiêm chủng đầy đủ, các chuyên gia cho rằng biến thể delta đang cản trở tương lai phía trước. Họ đang thúc giục chính phủ thắt chặt tình trạng khẩn cấp yếu ớt. Nhật Bản đã quản lý đại dịch COVID-19 tốt hơn so với nhiều quốc gia, mà không áp dụng các hạn chế chặt chẽ được sử dụng ở các quốc gia khác, nhưng một số người tin rằng điều đó bây giờ có thể là cần thiết.
Hơn 80% dân số 36 triệu người cao tuổi của Nhật Bản đã hoàn thành việc tiêm phòng kể từ khi họ bắt đầu tiêm phòng vào giữa tháng 4. Thủ tướng Suga cho biết tỷ lệ tiêm chủng cao ở những người cao tuổi đã góp phần làm giảm đáng kể số lượng bệnh nhân cao tuổi, các ca bệnh nghiêm trọng và tử vong, giảm bớt căng thẳng cho hệ thống y tế. Ông nói: “Điều này cho thấy rõ ràng hiệu quả của vắc xin”, đồng thời ông cam kết đẩy nhanh việc tiêm chủng ở những người trẻ tuổi. Ông khẳng định: “Cách hiệu quả nhất để làm chậm tỷ lệ mắc bệnh và giảm thiểu các triệu chứng nghiêm trọng là tiêm cho mọi người hai mũi càng sớm càng tốt”.
Tuy nhiên, các chuyên gia và quan chức nói rằng chỉ riêng vắc xin có thể là không đủ.
Taro Kono, Bộ trưởng phụ trách tiêm chủng, nói trong một chương trình trực tuyến gần đây: “Với sự gia tăng bởi chủng delta, rất khó để đối phó với các bệnh nhiễm trùng chỉ bằng cách quảng cáo vắc xin”, Kono nói với một chương trình trực tuyến gần đây. Ông thúc giục mọi người giãn cách xã hội, đeo khẩu trang và rửa tay.
Một số ý kiến cho rằng tình trạng khẩn cấp không còn hiệu quả nữa là do các biện pháp đã kéo dài và người dân cảm thấy mệt mỏi khi tuân theo các yêu cầu của chính phủ.
Tiến sĩ Shigeru Omi, cố vấn y tế hàng đầu của chính phủ cho biết: “Nếu tình trạng nhiễm bệnh tiếp tục leo thang, chúng tôi có thể phải bắt đầu thảo luận về khả năng hợp pháp hóa lệnh phong tỏa. Các nhà lãnh đạo chính trị đã không gửi một thông điệp thống nhất, mạnh mẽ và rõ ràng” để thuyết phục công chúng hợp tác nhằm làm chậm sự lây lan của virus.
Quốc Thiên