Nguy cơ từ mối bất hòa Mỹ và Saudi Arabia
Mối quan hệ giữa Mỹ và Saudi Arabia là một trong những mối quan hệ quan trọng nhất trên hành tinh. Và gần đây, đó cũng là một trong những điều khó xử nhất.
Các quan chức giận dữ ở Washington tuyên bố Saudi Arabia sẽ phải đối mặt với “hậu quả” sau khi OPEC, tổ chức do Saudi Arabia dẫn đầu, cắt giảm mạnh sản lượng dầu vào đầu tháng này, khiến giá xăng tăng chỉ vài tuần trước cuộc bầu cử giữa kỳ.
Các nhà lập pháp Mỹ đang đe dọa các bước đi không thể tưởng tượng được, bao gồm cấm bán vũ khí cho Saudi Arabia và khiến Bộ Tư pháp đệ đơn kiện nước này và các thành viên OPEC khác về tội thông đồng.
Riyadh đã mất cảnh giác trước cơn khát trả thù từ các chính trị gia Mỹ. Và các quan chức Saudi Arabia đang ám chỉ việc trả thù – bao gồm cả việc bán phá giá nợ của Mỹ – có thể gây ra những ảnh hưởng lớn đến thị trường tài chính và nền kinh tế thực.
Điều gì xảy ra tiếp theo là rất quan trọng.
Nếu mối quan hệ kéo dài hàng thập kỷ này trở thành một sự tan vỡ hoàn toàn, có thể gây ra những hậu quả to lớn cho nền kinh tế thế giới, chưa kể đến an ninh quốc tế.
Vào đầu tháng 10, OPEC + đã công bố kế hoạch cắt giảm sản lượng dầu 2 triệu thùng/ngày – một động thái khiến giá dầu và xăng tăng nhanh chóng vào thời điểm lạm phát cao và khiến các chính trị gia Mỹ tức giận. Clayton Allen, giám đốc tại Eurasia Group, nói: “Không bên nào có vẻ hiểu nhau. Riyadh đã đánh giá thấp mức độ nghiêm trọng của phản ứng dữ dội của Mỹ. Và Mỹ cho rằng chúng tôi đã có một thỏa thuận bất thành văn”.
Fatih Birol, giám đốc điều hành của Cơ quan Năng lượng Quốc tế, mô tả động thái này là “chưa từng có” và “đáng tiếc” trong một cuộc phỏng vấn với CNN International hôm thứ Năm.
Birol nói: “Khi nền kinh tế toàn cầu đang trên đà suy thoái toàn cầu, họ quyết định đẩy giá lên cao.
Rủi ro hiện nay là căng thẳng sẽ biến thành một chu kỳ trả đũa ăn miếng trả miếng làm suy yếu sự ổn định kinh tế toàn cầu, hoặc bất kỳ sự ổn định kinh tế nào ở thời điểm hiện tại.
Saudi Arabia có thể đáp trả các hình phạt từ Washington bằng các bước đi quyết liệt của riêng họ, khiến xung đột thêm trầm trọng.
Các quan chức Saudi Arabia đã cảnh báo riêng rằng vương quốc này có thể bán trái phiếu kho bạc Mỹ nếu Quốc hội Mỹ thông qua dự luật NOPEC, một dự luật có thể khiến các thành viên của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC+) vướng vào các vụ kiện chống độc quyền vì dàn xếp việc cắt giảm nguồn cung làm tăng giá dầu thô toàn cầu.
Ở mức tối thiểu, việc bán phá giá nợ của Mỹ sẽ tạo ra sự không chắc chắn trên các thị trường vào thời điểm vốn đã rất nguy hiểm. Việc bán tháo sẽ làm tăng lãi suất Kho bạc, làm mất ổn định thị trường và tăng chi phí đi vay cho các gia đình và doanh nghiệp.
Việc hạn chế hơn nữa nguồn cung của OPEC sẽ làm tăng giá xăng và làm trầm trọng thêm lạm phát, làm tăng rủi ro suy thoái vốn đã cao.
Tất cả những điều này giải thích tại sao sự đổ vỡ hoàn toàn trong quan hệ giữa Mỹ và Saudi Arabia có thể là điều nguy hiểm đối với nền kinh tế thế giới.
Minh Tuấn