Người Mỹ gốc Á lo ngại nói chuyện với con cái khi làn sóng bài châu Á tăng lên

Sau khi tám người thiệt mạng trong vụ xả súng vào tuần trước tại ba spa ở khu vực Atlanta, trong đó có sáu phụ nữ gốc Á, Stefany Stuber đã ngồi xuống nói chuyện với cô con gái bảy tuổi, Olivia.
Stefany Stuber, một bartender 40 tuổi người Mỹ gốc Hàn sống tại Philadelphia, nói: “Tôi thực sự cảm thấy đây là thời điểm để tôi lên tiếng và giải quyết tình tình đã kéo dài”. Olivia rất chăm chú và tiếp thu, và như những đứa trẻ khác, cô bé đã đưa ra những câu hỏi khó. Stuber nói: “Cô bé hỏi tôi tại sao ai đó lại làm tổn thương mọi người chỉ vì họ là người châu Á. Liệu ai đó có muốn làm tổn thương con chỉ vì vẻ ngoài của con không?”
Trên khắp nước Mỹ, người Mỹ gốc Á và người châu Á quay cuồng với tin tức về vụ xả súng. Tại đây Nhà chức trách cho biết nam nghi phạm da trắng 21 tuổi nói với họ rằng anh ta mắc chứng nghiện tình dục và các vụ tấn công có thể không có động cơ phân biệt chủng tộc.
Nhưng sau một năm, khi các tin tức về các hành động tội ác nhằm vào người châu Á, bất kể nguồn gốc quốc gia của họ, gia tăng, cuộc đổ máu đã gây ra nhiều phẫn nộ, sợ hãi và yêu cầu chính phủ phản ứng.
Những người ủng hộ nhân quyền nói rằng sự gia tăng này, trong bối cảnh lịch sử phân biệt đối xử lâu đời, phần lớn là kết quả của việc người Mỹ gốc Á bị đổ lỗi gây ra đại dịch COVID-19, lần đầu tiên được xác định ở Vũ Hán, Trung Quốc, vào cuối năm 2019.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều lần gọi COVID-19 là “Virus Trung Quốc”, một lời nói mà một số người cho rằng đã làm dấy lên làn sóng chống châu Á.
Stuber từng được một cặp vợ chồng da trắng nhận nuôi và lớn lên ở vùng ngoại ô Ivyland chủ yếu là người da trắng, thuộc quận Bucks, Pennsylvania. Cô nói, việc tiếp xúc với các nền văn hóa châu Á là rất ít nếu không muốn nói là hoàn toàn không có.
Mặc dù cô ấy chưa bao giờ nghi ngờ tình yêu của gia đình mình, Stuber cho biết cô ấy đã quen với các nhận xét và bình luận gây tác động sâu sắc tới cô.
Với tư cách là một bậc cha mẹ, cô ấy đã cố gắng tôn vinh di sản Hàn Quốc và cũng cởi mở với Olivia về sự phân biệt chủng tộc và phân biệt đối xử. Cô nói: “Tôi muốn cô bé hiểu mọi thứ vì tôi nghĩ, ít nhất đối với tôi, thấu hiểu mọi thứ là bước đầu tiên để đưa ra giải pháp”.
Tiến sĩ Michi Fu, một nhà tâm lý học và giáo sư ở Los Angeles, cho biết điều tự nhiên là các bậc cha mẹ thường cố gắng trì hoãn việc thảo luận về những chủ đề khó “bởi vì họ cảm thấy như họ không có công cụ phù hợp hoặc họ cảm thấy như họ phải nói điều gì hoàn hảo”. Fu cho biết, ảnh hưởng của sự phân biệt chủng tộc, cho dù là trải nghiệm cá nhân hoặc chứng kiến trực tiếp hoặc gián tiếp, có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của một người. Trong khi đó, sự cô lập do đại dịch mang lại dường như cũng che chở cho một số trẻ em trong khi phần lớn phải ở nhà và không được đến trường.
Yoko Kobayashi cho biết cô và chồng có thể thảo luận về sự gia tăng của sự căm ghét chống người châu Á và một số sự kiện trong năm qua với cậu con trai 11 tuổi của họ như một phần của cuộc trò chuyện chuẩn bị cho tựu trường. Cậu bé có thể sẽ tiếp tục học trực tiếp vào cuối tháng 8.
Kobayashi, một công dân Nhật Bản sống ở vùng ngoại ô phía bắc Virginia của Washington, cho biết: “Trong bối cảnh đó, chúng tôi có thể sẽ đưa ra vấn đề rằng trong năm qua đã có những điều tồi tệ xảy ra”.
Tại thị trấn nhỏ Floral Park, New York, Annie Lee đã rất vất vả. Lee muốn các con trai bốn tuổi rưỡi và chín tuổi của cô nhận thức được các mối đe dọa tiềm ẩn. Nhưng cô ấy cảnh giác với việc làm chúng sợ hãi ở những độ tuổi trẻ như vậy. Annie Lee, một người Mỹ gốc Đài Loan 40 tuổi, nói: “Tôi muốn chúng có một tuổi thơ bình thường và không phải lo lắng về những điều nhất định. Nhưng đồng thời tôi muốn chúng tự bảo vệ mình nếu có bất cứ điều gì xảy ra”.
Việt Thương