Nga sẵn sàng nối lại nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu

Trước sự ngạc nhiên của thế giới phương Tây, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novakis đã ám chỉ về việc nối lại nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu thông qua đường ống Yamal-châu Âu.
Novakis nói với hãng thông tấn Nga TASS rằng: “Thị trường châu Âu vẫn có liên quan, vì tình trạng thiếu khí đốt vẫn còn và chúng tôi vẫn có cơ hội để nối lại nguồn cung. Ví dụ, Đường ống Yamal-châu Âu, vốn đã bị dừng vì lý do chính trị, vẫn chưa được sử dụng”.
Novakis cũng cho biết nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu đã tăng lên bất chấp sự gián đoạn. Ông nói: “Ngay cả bây giờ thị trường này vẫn chưa đóng cửa. Ví dụ, chúng tôi đã có thể tăng đáng kể nguồn cung LNG cho châu Âu trong năm nay; chúng đã tăng lên 19,4 tỷ mét khối trong 11 tháng của năm 2022 và chúng tôi dự kiến sẽ đạt 21 tỷ mét khối vào cuối năm. Ngày nay, chúng tôi có thể tự tin nói rằng hiện vẫn còn nhu cầu đối với khí đốt của Nga. Do đó, chúng tôi tiếp tục coi châu Âu là thị trường tiềm năng để bán các sản phẩm của mình. Rõ ràng là một chiến dịch quy mô lớn đã được phát động chống lại chúng tôi, kết thúc bằng những hành động phá hoại nhằm vào Dòng chảy phương Bắc”.
Đáng chú ý, gã khổng lồ khí đốt Gazprom của Nga hồi tháng 5 đầu năm nay đã chặn nguồn cung qua đường ống nói trên chạy qua Ba Lan. Việc ngừng cung cấp dầu khí cũng là cần thiết sau khi công ty mẹ của Gazprom bị xử phạt.
Vào thời điểm đó, Vácsava từ chối mua khí đốt từ Nga và tập trung vào việc khai thác năng lượng từ trữ lượng khí đốt dự trữ của Đức.
Tình thế bế tắc về năng lượng giữa thế giới phương Tây và Nga vẫn tiếp diễn kể từ khi Putin xâm chiếm Ukraine. Khí đốt và dầu mỏ là một phần quan trọng của nền kinh tế Moscow và phương Tây muốn gây tổn hại cho Nga bằng cách áp đặt các biện pháp trừng phạt.
Tuy nhiên, trong trường hợp không có các giải pháp thay thế đáng tin cậy có thể cung cấp năng lượng trên quy mô lớn – các biện pháp trừng phạt đã không hoạt động hiệu quả như mong đợi.
Sau nhiều tháng bàn bạc, các quốc gia G7, Liên minh châu Âu và Australia, đầu tháng này đã đồng ý áp giá trần là 60 USD/thùng với dầu thô Urals vận chuyển bằng đường biển của Nga.
Do đó, các chuyên gia ngạc nhiên khi Moscow sẵn sàng nối lại nguồn cung cấp khí đốt thông qua đường ống Yamal-Châu Âu.
Huỳnh Anh