Mô hình nền kinh tế BCG là giải pháp cho Thái Lan
Suvit Maesincee, cựu bộ trưởng giáo dục đại học, khoa học, nghiên cứu và đổi mới, cho biết nền kinh tế sinh học, vòng tròn và xanh (BCG) có thể là mô hình tốt nhất trong ngắn hạn để hồi sinh nền kinh tế Thái Lan bị tàn phá bởi sự bùng phát Covid-19.
Ông Suvit cho biết dựa trên thế mạnh về nông nghiệp, tài nguyên thiên nhiên phong phú, sự đa dạng và địa lý tự nhiên của Thái Lan, BCG là mô hình tốt nhất để phục hồi nền kinh tế Thái Lan trong ngắn hạn. Ông nói, mô hình này nhằm tạo ra sự tăng trưởng bao trùm trong xã hội Thái Lan.
Ông Suvit, một trong những kiến trúc sư của chiến lược quốc gia Thái Lan 4.0 tập trung vào giá trị gia tăng, cho biết: “Sự phát triển BCG không chỉ bao gồm kinh tế cơ sở, mà còn bao gồm cả các doanh nghiệp cộng đồng, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp khởi nghiệp và nông dân thông minh sử dụng công nghệ cao và đổi mới. Ông nói; “BCG cũng có thể tạo ra các liên kết phát triển từ địa phương đến toàn cầu, cũng như phù hợp với các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc”.
Ông cho rằng sự phát triển BCG của Thái Lan nên tập trung vào năm lĩnh vực: thực phẩm, chăm sóc sức khỏe, năng lượng bền vững, du lịch và nền kinh tế sáng tạo. Ông Suvit cho biết sự phát triển của BCG bao gồm quảng bá du lịch địa phương đến kêu gọi sự hỗ trợ từ các doanh nghiệp lớn để sử dụng nhiều nguyên liệu thô trong nước, cũng như sản xuất thêm nhân viên R&D trong nước và nhân lực có tay nghề cao trong nước mà không cần chờ đầu tư nước ngoài.
Ông nói: “Mô hình kinh tế có thể cải thiện an ninh về y tế, cung cấp lương thực, năng lượng, tạo thu nhập và tạo việc làm”.
Ông Suvit liệt kê bốn lý do để chính phủ thúc đẩy BCG. Lý do đầu tiên là BCG là ngành duy nhất có đường cong chữ S duy nhất giữ được khả năng cạnh tranh cao do có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng về tài nguyên sinh vật của quốc gia. Ông nói rằng sự phát triển của nó có thể dựa trên nguồn nguyên liệu thô nội địa dồi dào của Thái Lan mà không cần chờ đầu tư hoặc công nghệ nước ngoài, không giống như xe điện, robot hay hàng không.
Ông Suvit cho biết lý do thuyết phục thứ hai đối với BCG là Thái Lan có thể tăng cường xuất khẩu lương thực sau khi đại dịch lắng dịu vì biến đổi khí hậu dự kiến sẽ gây ra tình trạng thiếu lương thực, năng lượng và nước. Ông nói rằng nếu chính phủ phát triển hệ thống thủy lợi để bao phủ lĩnh vực nông nghiệp trên toàn quốc, với việc quản lý nước tốt hơn, Thái Lan có thể cung cấp nhiều lương thực hơn cho thế giới và tạo thêm thu nhập cho người dân ở các vùng sâu vùng xa.
Ông Suvit cho biết BCG cũng có thể thu hẹp chênh lệch thu nhập. Hiện có 18 cụm BCG có thể được phát triển ở mỗi khu vực.
Lý do cuối cùng là chính phủ nên đưa BCG phát triển vào các diễn đàn toàn cầu như Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương mà Thái Lan dự kiến đăng cai vào năm tới, cũng như các khuôn khổ hợp tác kinh tế khác. Ông Suvit mô tả cấu trúc phát triển BCG hiện tại của Thái Lan là không thực tế và nói rằng nó có thể không thúc đẩy nền kinh tế trong ngắn hạn và trung hạn.
Quang Huy