Luật nhập khẩu thực phẩm của Trung Quốc khiến các doanh nghiệp nước ngoài lo lắng
Người tiêu dùng Trung Quốc đã mua sản phẩm nhập khẩu trị giá 108 tỷ USD vào năm 2020, với con số này dự kiến sẽ tăng vào năm 2021 khi nhập khẩu tăng gần 30% so với cùng kỳ năm ngoái trong ba quý đầu năm.
Luật mới của Trung Quốc hiện yêu cầu tất cả các hoạt động nhập khẩu thực phẩm phải đăng ký với cơ quan hải quan, tạo ra một rào cản khác cho các doanh nghiệp quốc tế lâu nay vẫn phàn nàn về việc bị đối xử không công bằng.
Người tiêu dùng Trung Quốc đã mua sản phẩm nhập khẩu trị giá 108 tỷ USD vào năm 2020, với con số này dự kiến sẽ tăng vào năm 2021 khi nhập khẩu tăng gần 30% so với cùng kỳ năm ngoái trong ba quý đầu năm.
Rào cản bổ sung, trước đây chỉ bắt buộc đối với các sản phẩm tiềm ẩn nguy cơ sức khỏe, chẳng hạn như hải sản, giờ sẽ được áp dụng cho cà phê, rượu, mật ong, dầu ô liu, sô cô la và một số sản phẩm khác.
Alban Renaud (một luật sư tại Trung Quốc của công ty Adaltys), cho biết vẫn còn nhiều ẩn số, chẳng hạn như biên độ dung sai và các đơn đăng ký chưa được phê duyệt.
Các nhà nhập khẩu phàn nàn về việc công bố chi tiết đơn đăng ký muộn và trang web đăng ký chỉ hoạt động vào tháng trước. Họ nói thêm rằng có những trở ngại trong việc đăng ký, chẳng hạn như thông tin không có sẵn bằng tiếng Anh.
Một số công ty thậm chí còn bị cung cấp mã quốc gia sai, chẳng hạn như một nhà nhập khẩu Bồ Đào Nha được đăng ký là người Tây Ban Nha, theo một nhà ngoại giao có trụ sở tại Bắc Kinh.
Các công ty thực phẩm và nhà nhập khẩu phải đối phó với các biện pháp kiểm soát theo chiến lược Zero COVID nghiêm ngặt của Trung Quốc, với các sản phẩm hiện phải qua sàng lọc thêm và khử trùng nhiều lần.
Hoàng Nam