Kinh tế Đức bước vào suy thoái trong bối cảnh triển vọng xấu đi
Theo dữ liệu hôm thứ Năm cho thấy nền kinh tế Đức đã suy giảm nhẹ trong quý đầu tiên của năm 2023 so với ba tháng trước đó, bước vào thời kỳ suy thoái kỹ thuật.
Một ước tính sơ bộ đã cho thấy tổng sản phẩm quốc nội (GPD) tăng trưởng bằng 0 trong quý đầu tiên – có nghĩa là Đức sẽ thoát khỏi suy thoái trong gang tấc. Tuy nhiên, nỗi lo suy thoái kinh tế lại bùng lên sau khi dữ liệu được công bố vào đầu tháng này cho thấy sản lượng công nghiệp của Đức giảm nhiều hơn dự kiến trong tháng 3, do hoạt động yếu kém của lĩnh vực ô tô chủ chốt.
Nhà kinh tế Carsten Brzeski của ING cho biết: “Nền kinh tế Đức thực sự đã cho thấy điều mà chúng ta đã lo sợ kể từ mùa hè năm ngoái trong mùa đông này. Thời tiết mùa đông ấm áp, hoạt động công nghiệp phục hồi, được hỗ trợ bởi việc Trung Quốc mở cửa trở lại và nới lỏng xung đột chuỗi cung ứng vẫn chưa đủ để đưa nền kinh tế thoát khỏi vùng nguy cơ suy thoái”.
Theo dữ liệu từ Văn phòng Thống kê Liên bang, Destatis, GDP đã giảm 0,3% trong quý khi được điều chỉnh theo giá cả và các hiệu ứng theo mùa. Chủ tịch Destatis Ruth Brand cho biết: “Sau khi tăng trưởng GDP đi vào vùng âm vào cuối năm 2022, nền kinh tế Đức hiện đã ghi nhận hai quý âm liên tiếp”.
Các số liệu từ tháng 1 đến tháng 3 được đưa ra sau mức giảm 0,5% trong quý 4 năm 2022. Một nền kinh tế được cho là suy thoái khi tăng trưởng âm hai quý liên tiếp.
Văn phòng cho biết lạm phát tiếp tục gây thiệt hại cho nền kinh tế Đức trong quý. Điều này được phản ánh trong tiêu dùng hộ gia đình, giảm 1,2% theo quý sau khi điều chỉnh giá và theo mùa. Người tiêu dùng đã chứng kiến lạm phát cao làm xói mòn sức mua của họ, làm giảm nhu cầu trong nền kinh tế. Mặc dù xu hướng tăng giá gần đây đã giảm bớt, tỷ lệ lạm phát hàng năm 7,2% được ghi nhận vào tháng 4 vẫn còn tương đối cao.
Các hộ gia đình tư nhân chi tiêu ít hơn cho thực phẩm, đồ uống, quần áo, giày dép và đồ nội thất so với quý trước. Họ cũng mua ít ô tô mới hơn, có thể là do chính phủ ngừng trợ cấp vào cuối năm 2022. Chi tiêu của chính phủ cũng giảm trong ba tháng đầu năm.
Số liệu GDP mới nhất đã nêu bật những khó khăn kinh tế của Đức. Lĩnh vực sản xuất quan trọng của Đức cũng đang gặp khó khăn trong bối cảnh nhu cầu hàng hóa yếu. Kỳ vọng Xuất khẩu – một thước đo về môi trường kinh doanh do Viện ifo công bố – đã giảm nhiều hơn dự kiến vào tháng 5, đánh dấu lần giảm đầu tiên sau sáu lần tăng liên tiếp.
Kỳ vọng Xuất khẩu đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11 năm 2022 với việc các công ty ô tô hạn chế nghiêm ngặt kế hoạch xuất khẩu của họ.
Suy giảm kinh tế và triển vọng ảm đạm của nền kinh tế lớn nhất châu Âu là tin xấu đối với toàn bộ khu vực đồng tiền chung châu Âu với hệ lụy rõ ràng nhất là sự điều chỉnh giảm GDP quý đầu tiên của khu vực đồng tiền chung.
GDP của khu vực đồng euro dự kiến sẽ được điều chỉnh giảm xuống 0,0% trong quý đầu tiên từ mức 0,1%, nghĩa là khối này sẽ tránh được suy thoái kỹ thuật.
Trúc Anh