FED chấm dứt sớm các chương trình hỗ trợ tăng trưởng, tập trung nguồn lực chống lạm phát

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vừa phát đi thông báo sẽ sớm chấm dứt sớm các chương trình hỗ trợ tăng trưởng, các biện pháp kích thích kinh tế trong ứng phó đại dịch; từng bước siết chặt nguồn tiền đổ ra thị trường, cắt giảm mua trái phiếu cũng như tăng lãi suất 3 lần trong năm 2022.

Quyết định được FED đưa ra trong bối cảnh tình trạng lạm phát tại xứ cờ hoa ngày càng tăng và tỷ lệ thất nghiệp giảm dần. Lạm phát ở Mỹ hiện ở mức 6,9%, mức cao nhất trong gần 4 thập kỷ. Điều đó có nghĩa là mặc dù thị trường việc làm có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ, lương tăng (tăng 4,2% so với cùng kỳ năm ngoái) và tiền tiết kiệm đang bị tiêu hao do giá cả leo thang không chỉ đối với hàng hóa như tạp hóa, nhiên liệu và ô tô mà còn đối với dịch vụ cho thuê, khách sạn và ăn uống.

Trước đó Chủ tịch FED Jerome Powell tuyên bố lạm phát chỉ là một vấn đề nhất thời và sẽ sớm lắng xuống khi các trục trặc trong chuỗi cung ứng tự hoạt động. Tuy nhiên quyết định mới đây của FED về việc chấm dứt sớm các chương trình hỗ trợ tăng trưởng, tập trung các nguồn lực chống lạm phát dường như đã đi ngược lại với nhận định của người đứng đầu FED.

Quyết định được đưa ra sau cuộc họp kéo dài 2 ngày, trong đó FED công bố một loạt thay đổi lớn về chính sách tiền tệ, quyết định sẽ bắt đầu cắt giảm chương trình mua tài sản kể từ giữa tháng 1/2022. Dự kiến lượng mua hàng tháng sẽ giảm 30 tỷ USD, gấp đôi so với mức được Chủ tịch FED nêu ra chỉ hơn một tháng trước. Chi tiêu kích thích dự kiến sẽ kết thúc hoàn toàn vào đầu tháng 3 năm 2022, sớm hơn nửa năm so với kế hoạch ban đầu.

Trong hai năm dịch bệnh hoành hành, lãi suất ở Mỹ đã duy trì ở mức gần 0. Tuy nhiên FED thông báo sẽ thực hiện 3 đợt tăng lãi suất trong năm 2022 để đưa lãi suất từ mức 0 – 0,25% hiện nay lên quanh ngưỡng 0,75 – 1% và sau đó sẽ thực hiện tiếp thêm 2 đợt tăng lãi suất trong năm 2023. Lãi suất có ảnh hưởng đến khoản vay của người tiêu dùng và doanh nghiệp, do đó sẽ trở nên đắt hơn.

Các nhà kinh tế cảnh báo rằng việc tăng lãi suất quá nhanh có nguy cơ làm giảm chi tiêu của người tiêu dùng và doanh nghiệp, do đó làm suy yếu nền kinh tế nói chung – nhưng không tăng lãi suất có nguy cơ thúc đẩy lạm phát thêm.

Mặc dù các thành viên FED tin tưởng lạm phát sẽ bắt đầu giảm vào quý 3/2020 song các nhà kinh tế Mỹ lại chỉ ra rằng lạm phát bán buôn tăng (9,6% trong năm – mức cao nhất trong hơn một thập kỷ qua), chi phí sở hữu nhà (hiện đang tăng ở mức 5%) và giá nhà hàng tăng (5,8% so với cùng kỳ năm ngoái). FED hiện đang đặt mục tiêu giữ lạm phát ở mức 2% cho năm tài chính 2022.

Nhã Nam