Con đường hướng tới sự phục hồi và hy vọng cho ASEAN (Kỳ 1)

TS Đoàn Duy Khương, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (ASEAN BAC) – Khuyến nghị từ HỘI ĐỒNG TƯ VẤN KINH DOANH về kế hoạch ứng phó và phục hồi kinh tế Covid-19

1.Sự cần thiết phải có một cơ chế thích ứng và gắn kết ở cấp cao nhất ASEAN

Các biện pháp thực hiện để ngăn chặn đại dịch Covid-19 đã bóp nghẹt sản xuất và tiêu dùng và đẩy thế giới vào tăng trưởng kinh tế tiêu cực với suy thoái kinh tế toàn cầu sắp tới. Để khắc phục tình trạng này, cần đưa ra các biện pháp kích thích lớn nhằm khởi động lại hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, chúng ta phải đối mặt với ba thách thức chính.

Thứ nhất, khôi phục niềm tin trong môi trường kinh tế nơi sự di chuyển của con người, hàng hóa và dịch vụ vẫn được kiểm soát vì đại dịch chưa được chế ngự và mối đe dọa của làn sóng thứ hai vẫn tiềm ẩn ngay cả ở các quốc gia đã kiểm soát tốt sự lây lan của virus. Và cả khi các quốc gia đã dự kiến ​​mở ra, biên giới giữa các nước vẫn bị đóng cửa.

Thứ hai, các biện pháp tài khóa và nới lỏng tiền tệ để cung cấp cứu trợ cho các cá nhân và công ty sẽ không nhất thiết dẫn đến đầu tư sản xuất và tăng cường tiêu dùng trong khi niềm tin vào thị trường giảm sút. Ngược lại, trong các nền kinh tế lớn, các khoản đầu tư đang chảy vào tài sản tài chính với rủi ro tạo ra bong bóng dễ vỡ. Một sự sụp đổ trong thị trường tài chính sẽ tạo thêm những thách thức đối với nền kinh tế hiện hành

Thứ ba, tính bền vững của các biện pháp tài khoá mạnh mẽ sẽ là một câu hỏi lớn, đặc biệt là ở các nền kinh tế kém phát triển mà không có điều kiện trong việc in tiền để tài trợ cho thâm hụt lớn. Các tác động này vào chính sách tiền tệ của các nước đang phát triển tại thời điểm mà họ đang phải vật lộn để đưa nền kinh tế của họ trở lại sẽ làm tăng thêm các vấn đề điều hành kinh tế vĩ mô.

Đồng thời, các biện pháp tiền tệ để cung cấp cứu trợ cho các công ty phải đối mặt với vấn đề dòng tiền nghiêm trọng trong nền kinh tế và có nguy cơ gây ra khủng hoảng ngân hàng khi các ngân hàng không có đủ quỹ dự phòng khi cũng đang phải chịu tổn thất từ ​​các khoản nợ đọng. Sự kết hợp chết người của một cuộc khủng hoảng tài chính và ngân hàng diễn ra trong của cuộc khủng hoảng Covid-19, sẽ là cơn bão thực sự phá hủy nghiêm trọng mọi triển vọng phục hồi sau sự tàn phá của đại dịch Covid-19.

Tất cả điều này đang xảy ra trong thời điểm với cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung ngày một căng thẳng, đã phá hủy nền kinh tế thế giới mở và toàn cầu hóa. Với sự gián đoạn gia tăng trong chuỗi cung ứng, các quốc gia đang xem xét lại các vấn đề toàn cầu hóa và chủ nghĩa bảo hộ chiến lược. Thế giới đã thay đổi – và sẽ thay đổi nhanh hơn- do hậu quả của đại dịch. Nhưng với đa số xu hướng phát triển trong nền kinh tế , rõ ràng tốc độ đã trở thành một đặc điểm quan trọng

ASEAN BAC hoàn toàn tin tưởng các quyết định ở cấp cao nhất ASEAN cần phải được đưa ra nhanh chóng và chỉ có thể được đưa ra thông qua việc thành lập Ủy ban đặc biệt cấp cao ASEAN (AHLSC). Chúng tôi đề nghị hỗ trợ AHLSC bằng cách thành lập Ban cố vấn kinh doanh đặc biệt (SBAB) để khu vực công và tư nhân có thể hợp tác để vực dậy nền kinh tế ASEAN và lên kế hoạch mở rộng hơn nữa.

2.Cơ sở của việc xây dựng gói kiến nghị của ASEAN BAC đối phó và phục hồi Covid-19

ASEAN BAC đánh giá cao các nhà lãnh đạo ASEAN đã ban hành Tuyên bố kịp thời, đưa ra định hướng và phản ứng tập thể cho COVID-19 và yêu cầu xây dựng kế hoạch phục hồi kinh tế nhằm đưa ASEAN ra khỏi cuộc khủng hoảng mạnh mẽ hơn, nhanh nhạy và gắn kết hơn.

Chúng tôi cũng rất tâm đắc về việc các nhà lãnh đạo ASEAN đã ban hành Kế hoạch hành động Hà Nội về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN và kết nối chuỗi cung ứng nhằm ứng phó với đại dịch COVID-19. Tiến trình thực hiện và hành động của các biện pháp có trong Kế hoạch hành động sẽ được khu vực tư nhân giám sát và theo dõi chặt chẽ cũng như sẽ báo cáo về kết quả thực hiện cho các nhà lãnh đạo ASEAN

Chúng tôi cũng lưu ý rằng một số biện pháp trong Kế hoạch hành động là những biện pháp mà các quốc gia thành viên ASEAN, đã và đang thực hiện ngay bây giờ, hoặc cả trước khi xảy ra đại dịch. Tuy nhiên, chúng ta cần xem xét đại dịch như là động lực để tuân thủ chặt chẽ hơn các cam kết hiện có của ASEAN, đặc biệt là trong việc đưa ra và tham vấn về các biện pháp phi thuế quan mới.

Chúng tôi trân trọng những nỗ lực của từng quốc gia thành viên ASEAN trong việc đối phó với đại dịch, cả trong việc tự khắc phục virus và đưa ra các biện pháp bảo vệ sinh kế. Điều cần thiết là, đối với sức khỏe và an toàn công cộng, các hành động nghiêm ngặt được thực hiện để ngăn chặn và xử lý virus. Tuy nhiên, điều quan trọng không kém là các hành động tiếp tục được thực hiện để tránh các đợt nhiễm trùng tiếp theo trong khu vực và cho phép phục hồi kinh tế dần dần diễn ra an toàn.

ASEAN BAC và đối tác của Hội đồng doanh nghiệp, Các nhà lãnh đạo ngành và Đối tác tri thức Viện nghiên cứu CIMB ASEAN (CARI), đã xây dựng một gói khuyến nghị theo hai tiêu đề chính: Xử lý đại dịch hiện tại và Kế hoạch phục hồi kinh tế chiến lược và thông minh . Những khuyến nghị này nhằm đảm bảo phục hồi kinh tế nhanh chóng, toàn diện và bền vững cho khu vực: tiếp tục phát triển kinh tế công bằng và cải thiện khả năng cạnh tranh của ASEAN để tiếp cận đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuỗi giá trị toàn cầu

Trong các đề xuất mà ASEAN BAC đưa ra dưới đây, chúng tôi lưu tâm đến bối cảnh của những thách thức, cả từ Covid-19 và một thế giới ít toàn cầu hóa. Chúng tôi đề xuất các bước chi tiết để vực dậy nền kinh tế ASEAN trong khi đảm bảo cuộc sống và sinh kế của người dân . Chúng tôi đề xuất các biện pháp để đạt được trong thời gian ngắn nhất có thể là thực hiện nghiêm túc và đầy đủ một thị trường và cơ sở sản xuất duy nhất, đó là nội dung cơ bản của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Ngoài ra, trong thời đại cần khu vực hóa rộng lớn hơn, chúng tôi rất mong muốn Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được thiết lập càng sớm càng tốt.

Không có lĩnh vực của cuộc sống và kinh tế nào là như nhau và thế giới đang thay đổi nhanh chóng. ASEAN – cả chính phủ và khu vực tư nhân – không thể hoạt động trên cơ sở kinh doanh theo truyền thống. Với những đề xuất này, chúng tôi kêu gọi ASEAN cần phải mạnh mẽ vươn lên để vượt qua thách thức. Ngoài ra, chúng tôi cũng cho rằng ASEAN cần nắm bắt cơ hội mới để chuyển đổi triển vọng to lớn thành kết quả hiện thực. ( Còn tiếp kỳ 2…)