Chuỗi cung ứng đang nắm giữ chìa khóa để giảm lạm phát?

Các nhà kinh tế và nhà đầu tư đã theo dõi chặt chẽ việc giá sản xuất và tiền lương đang leo thang để tìm manh mối về hướng đi của lạm phát. Giá sản xuất và tiền lương đang tăng lên, có thể gây thêm áp lực lạm phát trong những tháng tới.

Một chỉ báo theo dõi căng thẳng chuỗi cung ứng do UBS tổng hợp đã được cải thiện đáng kể sau khi đạt đỉnh vào tháng 10, theo ngân hàng UBS cho biết trong tuần này

Các nhà kinh tế đã nhắc đến một số điểm dữ liệu. Công suất vận chuyển hàng không sẽ tăng lên khi hành khách quay trở lại bầu trời, điều giúp giảm chi phí. Chi tiêu ở Mỹ đang bắt đầu chuyển từ hàng hóa sang dịch vụ. Và ngoài Trung Quốc, các quốc gia ở châu Á đang từ bỏ chính sách “zero-Covid”, vốn áp dụng các biện pháp hạn chế khắc nghiệt ảnh hưởng đến thương mại nhằm hạn chế lây nhiễm.

UBS cho biết: “Chúng tôi cho rằng sự cải thiện mạnh mẽ của các chỉ số thời gian giao hàng toàn cầu phần lớn là do sự chuyển hướng khỏi chính sách ‘zero-Covid’ ở châu Á. Sự gia tăng sản xuất khi các hạn chế được gỡ bỏ dẫn đến lượng hàng hóa sẵn có nhiều hơn và lượng tồn đọng giảm ngay lập tức”.

Tình trạng tắc nghẽn tại các cảng Los Angeles và Long Beach cũng đang giảm. Theo UBS, số lượng tàu đang chờ dỡ hàng đã giảm một nửa kể từ đầu tháng 1.

Điều đó nói lên rằng: Các nhà kinh tế của ngân hàng thừa nhận có “rất nhiều việc phải làm”.

Liệu tình hình chuỗi cung ứng có được cải thiện đáng kể hay không sẽ có những ảnh hưởng lớn đối với các nhà hoạch định chính sách khi họ cố gắng kiềm chế lạm phát.

Một lý do khiến Cục Dự trữ Liên trong năm ngoái chủ yếu coi lạm phát là “nhất thời” là vì các thành viên của họ nghĩ rằng chuỗi cung ứng sẽ bắt đầu bình thường hóa nhanh chóng, giúp giảm giá hàng hóa.

Điều đó đã không xảy ra và lạm phát tiếp tục đẩy cao hơn – làm tăng khả năng Fed sẽ cần phải có một cách tiếp cận tích cực hơn đối với các đợt tăng lãi suất dự kiến ​​sẽ bắt đầu vào tháng tới.

Trong báo cáo của cuộc họp tháng 1 của Fed, được công bố vào thứ Tư, ngân hàng trung ương cho biết họ đã điều chỉnh dự báo lạm phát trong ngắn hạn “để đáp ứng với việc giải quyết các vấn đề về nguồn cung chậm hơn được dự đoán trước,” mặc dù họ vẫn mong đợi sự cải thiện ổn định.

Fed cho biết: “Các bên tham gia dự kiến ​​lạm phát sẽ ở mức vừa phải trong suốt cả năm khi sự mất cân bằng cung và cầu giảm bớt và cơ chế chính sách tiền tệ được gỡ bỏ”.

Tuy nhiên, họ lưu ý rằng rủi ro đối với triển vọng lạm phát vẫn còn, và nhấn mạnh vai trò của chuỗi cung ứng trong vấn đề này. Các nhà hoạch định chính sách cho rằng chính sách không khoan nhượng của Trung Quốc đối với Covid-19 có thể đặc biệt gây ra vấn đề lớn.

Hòa Thiên