Cao ủy châu Âu về Kinh tế cho rằng Big Tech nên trả nhiều thuế hơn
Paolo Gentiloni, Cao ủy châu Âu về Kinh tế và Thuế, nói với CNBC hôm thứ Bảy rằng các gã khổng lồ công nghệ (Big Tech) phải trả một khoản thuế “hợp lý”, đặc biệt khi họ là “những người chiến thắng thực sự” trong cuộc khủng hoảng COVID-19.
Bình luận của ông được đưa ra giữa lúc Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đang có những rạn nứt về việc đánh thuế các công ty như Apple, Alphabet và Amazon.
Tại Diễn đàn Ambrosetti của Hạ viện châu Âu, ông Gentiloni nói: “Đó là một vấn đề lớn”. Ông thừa nhận khó khăn trong việc vượt qua những khác biệt với
Tuy nhiên, cựu thủ tướng Ý nói thêm rằng không còn có thể “chấp nhận ý tưởng rằng những người khổng lồ đó, những người chiến thắng cuộc khủng hoảng, không phải trả một lượng thuế hợp lý ở châu Âu.”
Vào năm 2018, Ủy ban châu Âu, cơ quan điều hành của EU, đã đề xuất mức thuế kỹ thuật số 3%, cho rằng hệ thống thuế cần được cập nhật cho thời đại kỹ thuật số. Tuy nhiên, Nhà Trắng cho rằng thuế kỹ thuật số là không công bằng vì nó tác động không cân đối đến các công ty Mỹ.
Vào thời điểm đó, Ủy ban châu Âu cho biết các công ty kỹ thuật số trung bình phải trả mức thuế hiệu dụng là 9,5% – so với mức 23,2% đối với các doanh nghiệp truyền thống.
Tuy nhiên, sau đại dịch COVID-19, Big Tech đã có một sự phát triển lớn, với nhiều người tiêu dùng dựa vào các công ty này để làm việc từ xa, mua sắm và duy trì kết nối.
Gentiloni nói thêm: “Những gã khổng lồ của nền tảng kỹ thuật số là những người chiến thắng thực sự trong cuộc khủng hoảng này, từ quan điểm kinh tế. Tất cả chúng ta đều chứng kiến điều này trong cuộc sống của chính mình”.
Trong khi đó, các chính phủ đang rất cần thêm kinh phí và việc áp thuế mới là một trong những cách quan trọng để đạt được điều này.
Trong bối cảnh đó, EU đang tìm cách đề xuất mức thuế kỹ thuật số mới vào năm 2021 nếu các cuộc đàm phán ở cấp OECD sụp đổ vào cuối năm.
Gentiloni cho biết: “Nếu chúng tôi không đạt được kết quả đàm phán tốt ở cấp độ toàn cầu, thì Ủy ban châu Âu sẽ đưa ra một đề xuất của riêng chúng tôi vào năm tới.
Trước đó, Mỹ đã rút khỏi các cuộc đàm phán vào tháng 6 – điều làm dấy lên nghi ngờ về bất kỳ tiến bộ khả thi nào trong năm nay.
Gentiloni cho biết đã có tiến bộ ở cấp độ kỹ thuật, nhưng cuộc bầu cử tổng thống sắp tới ở Mỹ đang ảnh hưởng đến tiến trình.
Ông nói: “Chúng ta đang ở trong một năm bầu cử ở Mỹ và tôi nghĩ điều này cũng có ảnh hưởng, và nói thêm rằng, dù sao thì EU cũng cần “nhấn mạnh vào sự cần thiết của một giải pháp toàn cầu”.
Minh Anh