Các nhà nhập khẩu Hàn Quốc căng thẳng vì tắc nghẽn kênh đào Suez
Trong bối cảnh Kênh đào Suez bị tắc nghẽn đang làm tê liệt hoạt động hậu cần khu vực và toàn cầu, các công ty Hàn Quốc bắt đầu cảm nhận được sự ảnh hưởng.
Với việc các nhà nhập khẩu lo ngại về sự chậm trễ có thể xảy ra trong việc cung cấp nguyên liệu và sản phẩm của họ, các công ty vận tải biển dự kiến sẽ thu được lợi nhuận từ việc tăng phí và nhu cầu thặng dư.
HMM, nhà giao hàng lớn nhất Hàn Quốc và lớn thứ tám thế giới, đã chứng kiến giá cổ phiếu của họ tăng 15,96% trong ngày lên 34.150 won (30,20 USD) vào thứ Sáu, kéo dài xu hướng tăng trong chín ngày giao dịch liên tiếp. Vào buổi sáng, con số này đạt 35.700 won, chạm mức cao nhất trong 52 tuần.
Các công ty môi giới cũng tăng giá cổ phiếu mục tiêu cho công ty, với lý do hiệu ứng từ tình hình tại kênh đào và dự báo sự gia tăng cả về khối lượng đặt hàng và tỷ lệ hậu cần.
Tuy nhiên, các nhà nhập khẩu quan tâm đến việc đảm bảo nguyên liệu thô và sản phẩm của họ từ bên kia con kênh. Ai Cập hiện là quê hương của các cơ sở sản xuất của những gã khổng lồ về CNTT như Samsung Electronics và LG Electronics, cũng như một số công ty thiết bị y tế toàn cầu.
Một quan chức trong ngành cho biết: “Vì tình trạng tắc nghẽn đang mất nhiều ngày để giải quyết, một số công ty (Hàn Quốc) đang bắt đầu chịu tác động của hệ quả. Các tuyến đường thay thế qua các cảng khác dọc Biển Đỏ có thể được xem xét, nhưng có thể sẽ không hiệu quả về mặt chi phí”.
Theo Viện Thương mại Quốc tế, một tổ chức tư vấn trực thuộc Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc, chi phí hậu cần tăng được coi là trở ngại lớn thứ hai đối với các nhà xuất khẩu Hàn Quốc trong năm nay, sau khi giá nguyên liệu đầu vào tăng.
Lĩnh vực chất bán dẫn sẽ phải hứng chịu một đòn giáng ngay lập tức nếu tình trạng tắc nghẽn kéo dài, vì ngành kinh doanh này đã phải đối mặt với sự thiếu hụt nhu cầu toàn cầu do nhu cầu về pin cho ô tô điện và các phương tiện khác bùng nổ. Um Kyung-a, một nhà nghiên cứu tại Shinyoung Securities, cho biết: “Tình hình hiện tại sẽ ảnh hưởng ngày càng tăng đến hàng hóa hàng không và phí tàu container trên các tuyến đường châu Âu. Trong trường hợp vận chuyển hàng hóa nhẹ hoặc khẩn cấp, các nhà khai thác thậm chí có thể chuyển sang đường hang không như một giải pháp thay thế đắt đỏ”.
Kênh đào Suez, mở cửa vào năm 1869, đã đóng vai trò là một trung tâm hậu cần chiến lược với khoảng 12% khối lượng thương mại toàn cầu và 30% khối lượng vận chuyển container đi qua nó. Con kênh đã từng bị tắc nghẽn tương tự trong quá khứ, và phải mất vài ngày để phục hồi.
Thành Nam