Các nhà máy dệt may của Châu Á chuyển sang sản xuất PPE

Thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) được cho là trở thành mặt hàng được tìm kiếm nhiều nhất trên thế giới. Đại dịch COVID-19 đã dẫn đến sự thiếu hụt toàn cầu của thiết bị này.

Điều này đã tạo ra một cơ hội cho các nhà máy may mặc trên khắp châu Á, nơi có rất nhiều năng lực dự phòng vì quần áo thông thường hiện có ít nhu cầu hơn bình thường.

Các chuỗi thời trang ở Anh và các nơi khác lẽ ra có thể đã trả tiền ngay cho các nhà cung cấp hàng may mặc của họ để sản xuất PPE thay vì quần áo, nhưng không. Nhiều người chỉ đơn giản hủy hàng triệu đơn đặt hàng, cuối cùng đã đẩy hàng ngàn công nhân châu Á ra đường.

Nhiều công nhân may mặc thậm chí không nhận được tiền lương hàng tháng bất chấp các chiến dịch toàn cầu của các công đoàn, chẳng hạn như ở Bangladesh.

Chỉ có một vài thương hiệu phương Tây như Barbour cuối cùng đã bắt đầu chuyển đổi chuỗi cung ứng của họ để sản xuất PPE. Trong hầu hết các trường hợp, các nhà sản xuất châu Á đã chủ động sáng kiến của riêng họ.
Bước chuyển lớn của châu Á

Trung Quốc đã là nhà xuất khẩu PPE lớn nhất trước đại dịch, cung cấp gần một nửa nguồn cung khẩu trang, áo choàng bảo hộ, găng tay và kính bảo hộ trên thế giới vào năm 2018.

Trong hai tháng đầu năm 2020, xuất khẩu PPE của Trung Quốc giảm khoảng 15% do nhu cầu của chính họ đối với các sản phẩm này tăng mạnh, với việc chính phủ ngăn chặn một số lô hàng xuất khẩu ra bên ngoài.

Tuy nhiên, từ tháng 3, xuất khẩu PPE của Trung Quốc đã tăng trở lại khi virus này lan sang phương tây. Trung Quốc đã có thể đáp ứng các đơn đặt hàng này với sự giúp đỡ từ nhiều nhà sản xuất hàng may mặc, trong nỗ lực đáp ứng các yêu cầu từ các quốc gia khác để kiểm soát chất lượng PPE chặt chẽ hơn.

Sri Lanka đã đảm bảo một vị trí quan trọng trong chuỗi cung ứng PPE, đã giành được ít nhất 500 triệu USD các đơn đặt hàng trong cuộc khủng hoảng. Đáng chú ý, nhà sản xuất đồ lót MAS Holdings đã quảng cáo việc chuyển sang sản xuất PPE bằng khẩu hiệu thương hiệu của mình, “Thay đổi là Can đảm”.

Malaysia đã có sự gia tăng lớn trong xuất khẩu găng tay cao su. Với tới 65% các loại găng tay y tế được sản xuất tại nước này, đại sứ quán Mỹ đã viết trên Twitter vào tháng 3 rằng thế giới phụ thuộc vào Malaysia. Đất nước này cũng đã chứng kiến nhiều doanh nghiệp may mặc chuyển sang sản xuất PPE.

Trong khi đó, Ấn Độ hiện là nhà sản xuất PPE lớn thứ hai sau Trung Quốc, chỉ mới bắt đầu sản xuất thiết bị này vào đầu năm. Ấn Độ đã sản xuất 450.000 bộ quần áo PPE mỗi ngày vào tháng 5 và đặt mục tiêu đạt 2 triệu vào cuối tháng 6.

Trong khi sản xuất của Ấn Độ cho đến nay chỉ nhắm vào thị trường nội địa, chính phủ vừa tuyên bố sẽ sớm cho phép xuất khẩu 5 triệu bộ PPE mỗi tháng.

Ngoài châu Á, chuỗi cung ứng PPE cũng đã mở rộng đến các nhà máy may mặc ở các quốc gia như Kenya và Madagascar. Điều này đang được Ngân hàng Thế giới hỗ trợ, một lần nữa nhằm duy trì việc làm.
Cơ hội việc làm và sự lạm dụng

Về mặt tích cực, sự chuyển đổi này sang PPE đã bảo vệ và tạo ra việc làm.
Ở Ấn Độ, nơi những thương hiệu toàn cầu như H&M tiếp tục hủy đơn hàng và các cuộc biểu tình lao động vẫn tiếp tục, sản xuất PPE có thể có nghĩa là sử dụng lại ít nhất một vài trong số hàng trăm ngàn công nhân may mặc tham gia cuộc di cư của người lao động rời khỏi thành phố sớm trong đại dịch.

Tại Sri Lanka, PPE có khả năng cung cấp sinh kế cho 300.000 công nhân.
Mặt khác, có rất nhiều áp lực để theo kịp các đơn đặt hàng đến mức có thể nhiều nhà máy đang chạy đua với tiến độ và một số hành vi lạm dụng khác đang xảy ra.

Chuỗi cung ứng PPE đã được biết đến với tình trạng lạm dụng lao động. Ví dụ, bằng chứng gần đây cho thấy việc sử dụng lao động trẻ em trong sản xuất dụng cụ phẫu thuật ở Pakistan.

Ở Malaysia, có nhiều thông tin cho biết công nhân nhập cư Nepal trong các nhà máy sản xuất găng tay cao su đang bị lạm dụng nghiêm trọng.

Ở Trung Quốc, những phát hiện gần đây cho thấy việc sử dụng lao động cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ trong nhiều lĩnh vực, có khả năng bao gồm cả PPE.

Trong thời gian phong tỏa ở Ấn Độ, một số bang đã đình chỉ luật pháp hiện hành, khiến các nhà máy có thể sử dụng lao động cưỡng bức. Những bang khác đã thông qua luật kéo dài ngày làm việc từ 8 đến 12 giờ.

Đồng thời, điều đáng nói là một số quốc gia như Sri Lanka được biết là áp đặt các tiêu chuẩn khắt khe hơn đối với các nhà máy của họ.

Nhìn chung, công nhân may trên toàn thế giới có thể không thực sự có quyền tiếp cận đến các thiết bị bảo hộ PPE mà họ làm ra. Họ xứng đáng được đưa vào danh sách những người lao động chính trong việc ứng phó với đại dịch.

Chúng ta có xu hướng nghĩ về những người lao động chủ chốt giúp chúng ta chỉ ở trong đất nước của chúng ta, nhưng điều này rõ ràng là sai lầm. Chúng ta nên đặc biệt quan tâm về lạm dụng lao động, và làm bất cứ điều gì có thể để chống lại chúng.

Những người đang cứu mạng chúng ta không nên tự sống cuộc sống của mình dưới sự đe dọa. Những công nhân này, vốn là trụ cột của nền kinh tế toàn cầu, hiện đang “khâu” mạng lưới an toàn của thế giới.

Ngọc Ánh